Cooling Tower: Cấu tạo & Phân loại tháp giải nhiệt (2023)

0
224

Cooling Tower là gì? Cấu tạo của nó ra làm sao và tại sao phải sử dụng nó? Đây là những câu hỏi mà nhiều anh em thắc mắc không hiểu sử dụng nó cho việc gì khi mới lần đầu biết đến nó. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé:

Cooling Tower là gì?

Theo đúng như khái nhiệm của mọi người đọc thì Cooling Tower là tháp giải nhiệt nước. Nó dùng trong việc giảm nhiệt độ bằng nước theo nguyên lý trích nhiệt nguồn nước. Tháp này sẽ chuyển đổi năng lượng dư thừa nhờ vào sự bay hơi nước vào không khí.

cooling tower là gì

Khi lượng nước đã được làm mát sẽ được di chuyển đến bộ phận giải nhiệt để có thể làm mát cho hệ thống dây chuyền, đảm bảo rằng máy móc hoạt động có năng suất. Ngoài ra để có thể làm mát được cho các nhà xưởng có quy mô diện tích rộng lớn, những tháp giải nhiệt này phải lắp đặt nối tiếp nhau để có thể tạo nên một hệ thống làm mát tốt và hiệu quả cho toàn bộ máy móc.

Cấu tạo của Cooling Tower?

Cooling Tower sẽ có cấu tạo bao gồm những thành phần sau đây:

Cấu tạo cooling tower

→ Khung và thân tháp

Những model tháp có công suất lớn sẽ hay được làm bằng kim loại chắc chắn, các loại thép không gỉ. Phần vỏ bên ngoài sẽ được bao bọc từ vật liệu sợi thuỷ tinh.

Tất cả các vật liệu này đều rất bền bỉ và chắc chắn, có khả năng chống oxy hóa cao, không bị gỉ hay bị bám rêu và rất dễ dàng vệ sinh. Còn đối với những model Cooling Tower nhỏ thì phần khung và thân tháp sẽ được thiết kế chung thành một.

Những thanh sắt cố định được xi mạ tráng kẽm bởi thể mà phần vỏ của tháp hạn chế được vấn đề gỉ sét trong thời gian sử dụng lâu dài. Điểm đặc biệt nữa chính là những chi phí để bảo trì, bảo dưỡng của loại máy này rất rẻ nên bạn có thể bảo dưỡng nó dễ dàng hơn,

→ Tấm tản nhiệt

Bộ phận này có thể gọi là khối đệm. Nó được làm từ nhựa PVC hoặc có thể làm bằng gỗ. Thiết kế theo hình dáng gợn sóng. Công dụng chính của tấm tản nhiệt chính là sẽ phân chia nước, làm giảm tình trạng đóng cặn bẩn lại. Nó sẽ giúp cho việc giải nhiệt nước được tốt hơn.

Phần khối đệm trở kháng thấp nên không khí sẽ dễ dàng di chuyển qua, vì thế lượng tiêu thụ của motor sẽ giảm bớt đi, giúp tiết kiệm điện năng hơn khi vận hành.

→ Cánh quạt tháp

Bộ phận này được làm từ hợp kim nhôm, phần mâm và cánh quạt được thiết kế cân bằng với nhau. Động cơ của cánh quạt sẽ hút gió theo ống thoát gió để đảm bảo hướng gió theo đúng chiều thuận. Khi thiết kế như thế này sẽ có thể điều chỉnh được lượng gió theo đúng với yêu cầu của người sử dụng.

Những việc trên sẽ giúp cho Cooling Tower giảm đi được lực tiêu hao, việc vận hành được dễ dàng và êm ái hơn, làm giảm đi tiếng ồn. Đặc biệt giúp cho tháp hạ nhiệt tiết kiệm được tối đa năng lượng.

→ Hệ thống động cơ

Ở tháp làm mát được thiết kế động cơ chống thấm nước. Động cơ này hoạt động bằng chuyển động của bánh răng với công suất làm việc cao. Động cơ được điều khiển đơn giản và dễ dàng bảo dưỡng. Đây chính là bộ phận quyết định hiệu suất làm mát của tháp Cooling Tower.

→ Hệ thống phân nước

Phần này thường được thiết kế theo dạng đầu phun nước áp thấp với lỗ ống phun được thiết kế kích thước lớn. Công dụng của hệ thống này là phân chia nước lên khối đệm được đều đặn hơn. Và hệ thống phân nước này cũng giúp hạn chế được việc bị ứ đọng.

→ Thiết bị chống ồn

Bộ phận này sẽ có tác dụng làm giảm đi âm thanh của các tiếng nước nhỏ giọt, giảm đi tiếng ồn của tiếng nước khi tháp Cooling Tower hoạt động.

→ Đế bồn

Đây là phần nằm ở dưới đáy của tháp và là nơi dùng để chứa nước. Phần này sẽ rất dễ bám cặn hoặc rong rêu bởi phần nước trong đây sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Vậy nên cần kiểm tra và vệ sinh theo định kỳ để đảm bảo rằng tháp được hoạt động một cách tốt nhất có thể.

Tại sao nên dùng tháp giải nhiệt?

Không ngẫu nhiên mà các nhà máy lại chi ra nhiều tiền để lắp đặt tháp giải nhiệt, đương nhiên phải có lý do của nó. Để cho ra được một sản phẩm tốt thì những nhà máy, nhà xưởng sản xuất phải cần đến trang thiết bị, máy móc và cả con người.

Khi nhiều máy móc hoạt động cùng lúc sẽ dẫn đến cường độ cao, lúc đấy sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Nếu nó cứ tiếp tục diễn ra như thế sẽ dẫn đến tình trạng dầu bôi trơn sẽ bị biến chất, các chi tiết máy móc sẽ bị nóng lên do bị ma sát dẫn đến bị biến dạng. Và hơn thế nữa nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đến các động cơ khác ở hệ thống.

Lý do nên sử dụng tháp tản nhiệt

Với thời gian ngắn sử dụng mà máy móc đã bị xuống dốc nghiêm trọng hay dẫn đến tình trạng bị hư hỏng. Từ đó, hiệu suất làm việc của các quy trình sẽ bị giảm sút và có thể ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. Các nhà máy lại phải tiếp tục bỏ ra phần chi phí để khắc phục. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất và làm cho đơn vị bị tổn thất lớn.

Để giải quyết được vấn đề trên ngay từ đầu sử dụng tháp hạ nhiệt là điều đúng đắn và hợp lý bởi tất cả các máy móc sẽ được làm mát hiệu quả. Hạn chế máy móc bị xuống cấp, hư hỏng. Đây cũng chính là lý do tại sao cần sử dụng tháp Cooling Tower.

Có bao nhiêu loại tháp giải nhiệt Cooling Tower?

Tháp giải nhiệt Cooling Tower bao gồm 2 loại chính là: Tháp giải nhiệt đối lưu cơ họcđối lưu tự nhiên. Mỗi loại sẽ có khả năng khác nhau và chia thành một số loại khác nhau.

#1 Tháp giải nhiệt Cooling tower đối lưu cơ học

Loại tháp này sở hữu trên mình các quạt lớn, có chức năng chính là hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Nước nóng chảy xuống bề mặt của tấm làm mát, thời gian tiếp xúc của nước và không khí sẽ tăng. Việc này sẽ giúp quá trình truyền nhiệt được diễn ra dễ dàng và tối ưu nhất.

Để hạ nhiệt thì loại tháp này cần dựa vào các thông số khác nhau chính là đường kính của quạt, tốc độ quay của quạt và khối đệm trợ lực.

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

Tháp Cooling Tower có dải công suất khá rộng nên có thể đặt tại các vị trí nhà máy hoặc trên cánh đồng. Hơn thế nữa các đơn vị sản xuất có thể lắp nhiều tháp để hoạt động cùng lúc. Nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp có hiệu suất đạt kết quả như mong muốn. Thường từ 2 tháp giải nhiệt riêng trở lên khi được kết hợp với nhau sẽ gọi là “ô”.

Những tháp mà có số lượng ô nhiều sẽ được tạo thành hàng theo hình dạng của ô và còn phụ thuộc vào bộ phận lấy khí vào đặt ở bên cạnh hoặc dưới đáy ô.

03 loại tháp tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

  • Tháp làm mát đối lưu cưỡng bức: Tháp này phần quạt được đặt vào phần khí giúp hút không khí bên ngoài vào bên trong tháp. Và phần quạt này cũng không gây ra tiếng ồn khó chịu.
  • Dạng thông khí ngược dòng: Phần nước nóng sẽ được đưa vào từ phía trên của tháp. Không khí sẽ đi vào từ phía trên và dưới đáy. Ngoài ra tháp giải nhiệt này còn sở hữu 2 quạt là quạt đẩy và quạt hút.
  • Tháp hạ nhiệt không khí dòng ngang: Phần nước nóng sẽ được đưa vào từ phía trên của tháp và chảy xuống tấm tản nhiệt. Không khí sẽ đi vào trong tháp bằng một phía hoặc các phí đối diện nhau. Nhiệm vụ của quạt sẽ hút không khí vào và đi qua khỏi đệm và sẽ đi ra ở phần trên của tháp.

#2 Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

Loại tháp này còn có tên gọi khác là tháp làm mát Hypebol. Tháp này sẽ hoạt động dựa vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ bên ngoài môi trường và bên trong cooling tower. Phần không khí mát sẽ di chuyển vào cửa khí ở phần đáy và khí nóng sẽ di chuyển dần lên phía trên.

Tháp giải nhiệt cooling tower đối lưu tự nhiên

Vật liệu để thiết kế vỏ ngoài của tháp này là được làm bằng bê tông, chiều cao dao động 200m. Bởi loại tháp này cần kết cấu bê tông lớn và cần nhiều chi phí để xây dựng. Vậy nên chỉ sử dụng nó khi có nhu cầu lớn.

Tháp giải nhiệt cooling tower đối lưu tự nhiên này bao gồm 2 loại:

  • Dòng ngang: Loại tháp này thì phần không khí sẽ hút dọc theo hướng nước rơi và ở khối đệm sẽ được bố trí phía bên ngoài của tháp.
  • Ngược dòng: Với loại tháp này thì phần không khí sẽ được hút qua nước đang rơi, phần khối đệm sẽ được đặt phía bên trong tháp và thiết kế theo những điều kiện được đưa ra.

Hướng dẫn cách thiết kế hệ thống cooling tower

Để thiết kế được hệ thống Cooling Tower, cần tính toán được những thành phần sau đây:

→ Tính công suất tháp cooling tower

Trước tiên để tính toán thiết kế hệ thống giải nhiệt, anh em cần xác định được nhu cầu giải nhiệt của các trang thiết bị, máy móc, công trình. Bởi đây là yếu tố để giúp bạn lựa chọn ra được tháp giải nhiệt có công suất phù hợp.

Tháp cooling tower

Không phải là bạn ước lượng xem nên chọn tháp giải nhiệt 5RT, 15RT, 30RT… mà còn cần phải được tính toán theo những công suất cụ thể để có thể hạn chế những rủi ro gặp phải và tránh lãng phí.

Công suất tính tháp giải nhiệt Cooling Tower như sau:

Q= C x M x (T2-T1)

Trong đó:

  • Q là công suất toả nhiệt
  • C là đại lượng nhiệt dung riêng của nước
  • M là khối lượng nước
  • T2 là nhiệt độ nước đã làm mát
  • T1 là nhiệt độ nước đầu vào

Với những số liệu cụ thể thì mới có thể xác định được nhu cầu làm mát của công trình và từ đó sẽ chọn ra được Cooling Tower phù hợp.

→ Tính hệ thống bơm nước cooling tower

Hệ thống bơm nước cooling tower

Để có thể đưa ra được bơm phù hợp cho tháp làm mát, cần phải xác định được lưu lượng và áp suất của bơm. Hai yếu tố này là mối quan hệ nghịch biến với nhau, có nghĩa là nếu áp suất cao thì lưu lượng sẽ thấp và như thế ngược lại. Trong đó:

  • Lưu lượng của bơm sẽ được xác định dựa vào tháp hạ nhiệt nước
  • Phần áp suất của bơm sẽ được xác định dựa vào vị trí giữa bơm và tháp cooling tower, phần đường đi và kích thước của ống dẫn nước.

Có những số liệu trên anh em có thể lựa chọn được cho mình mã bơm cần cho tháp.

→ Tính toán thể tích bể trung gian cooling tower

Đây là bộ phận để chứa nước của tháp hạ nhiệt nước. Để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp theo tháp có công suất nhỏ hay công suất lớn thì đều cần phải tính toán thể tích của bể trung gian.

Chú ý trong hệ thống thể tích của bể trung gian luôn cần phải lớn hơn thể tích tối thiểu của Vmin. Bởi đây là điều kiện để đảm bảo được tính liên tục của hệ thống bơm và đảm bảo tính tuần hoàn liên tục của hệ thống làm mát.

Thể tích của bể Vmin được tính theo công suất sau:

Vmin= 6.5* Q + Vdo (lít)

Trong đó:

  • Q là công suất làm lạnh của hệ thống làm mát (đơn vị là KW)
  • Vdo là thể tích đường ống dẫn nước
  • Vmin là thể tích tối thiểu.

Khi đã tính được thể tích là có thể xác định được bẻ trung gian phù hợp. Thể tích tối thiểu này sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu suất làm việc của hệ thống.

Top 3 thương hiệu cooling tower nên mua

Dưới đây là 3 thương hiệu cooling tower được sử dụng phổ biến:

#1 Thương hiệu cooling tower Tashin

cooling tower tashin

Tháp giải nhiệt Tashin được biết đến là sản phẩm đứng vững trên thị trường qua nhiều năm. Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật mà tháp giải nhiệt nước Tashin đã sáng tạo không ngừng cho ra nhiều mood mới để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới và biết đến nhiều về dòng sản phẩm này hơn.

Tháp giải nhiệt Tashin có những ưu điểm nổi trội là:

  • Đa dạng lựa chọn về công suất, giá thành
  • Sản phẩm mang đến độ bền cao
  • Hiệu quả làm mát vượt trội

Bởi những khía cạnh trên mà tháp giải nhiệt Tashin được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

#2 Thương hiệu cooling tower Liangchi

cooling tower liangchi

Tháp giải nhiệt Liangchi cũng là thương hiệu được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Nó chiếm tới 80% ở trên thị trường bởi nó mang lại những lợi ích tuyệt vời. Cùng với đó tháp giải nhiệt Liangchi có độ bền cao nên sử dụng được lâu dài, kéo dài được tuổi thọ lâu dài.

#3 Thương hiệu cooling tower Alpha

Du nhập vào những năm gần đây nhưng tháp giải nhiệt Alpha đã được lan rộng và nhiều người sử dụng. Alpha dần tạo nên được vị trí và sự tin tưởng của khách hàng.

cooling tower alpha

Tháp giải nhiệt Alpha có ưu điểm sau:

  • Sản phẩm được thiết kế hiện đại
  • Công suất tối ưu, tiếng ồn thấp
  • Đa dạng mẫu mã
  • Giá thành phải chăng

Cũng vì vậy mà tháp giải nhiệt Alpha ngày càng được nhiều người sử dụng hơn.

⏭️ Mời anh em đọc thêm nhé:

Trên đây là những thông tin về Cooling Tower, cấu tạo và những thương hiệu nổi bật của tháp giải nhiệt. Hy vọng rằng anh em sẽ biết thêm nhiều hơn về tháp giải nhiệt và lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp. Nếu anh em có thắc mắc gì cứ trao đổi ở bình luận cùng mình, cám ơn anh em đã xem.

Mecsu Blog

Đam mê cơ khí trong máu rồi, biết gì chia sẻ đó, anh em cùng nhau chia sẻ nhé
Subscribe
Notify of
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments