[Nên Xem] Tiêu chuẩn 5s trong sản xuất (2022)

[Nên Xem] Tiêu chuẩn 5s trong sản xuất (2022)

Môi trường làm việc là yếu tố cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc. Để cải thiện môi trường làm việc, tiêu chuẩn 5S đã ra đời và được ứng dụng đầu tiên và thành công tại Nhật Bản. Vậy bạn hiểu thế nào là tiêu chuẩn 5s trong sản xuất? Hãy cùng Mecsu tìm hiểu thử về phương pháp hay ho này nhé.

Tiêu chuẩn 5s trong sản xuất là gì?

5S - Phương pháp quản lý sản xuất theo nguyên tắc của Nhật, được viết tắt bởi 5 từ trong tiếng Nhật: Seiri (Sàng lọc) - Seiton (Sắp xếp) - Seiso (Sạch sẽ) - Seiketsu (Săn sóc) - Shitsuke (Sẵn sàng).

Tiêu chuẩn 5s trong sản xuất là gì

Nhờ vào tiêu chuẩn này, mà người ta có thể xây dựng cả một hệ thống và triết lý sản xuất một cách vững vàng như TQM, TPS và LEAN Manufacturing.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của tiêu chuẩn 5S trong sản xuất bắt nguồn ở Nhật Bản khá đơn giản và dễ thực hiện ở bất kỳ tổ chức nào. Tới nay, nhiều công ty trên thế giới đã áp dụng thành công tiêu chuẩn này.

Nguồn gốc tiêu chuẩn 5s

Để đạt được mô hình tổ chức đẳng cấp thế giới, hầu hết các tổ chức đều phải thực hiện tiêu chuẩn 5S này.

Ưu điểm tiêu chuẩn 5s trong sản xuất

Một số lợi ích của tiêu chuẩn 5S anh em nên biết:

  • Có thể loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất.
  • Giảm thiểu các hoạt động không cần thiết.
  • Tạo ra môi trường làm việc ở doanh nghiệp được cải tiến liên tục về tình trạng, chất lượng và an toàn trong lao động.

Các yếu tố tạo nên tiêu chuẩn 5s trong sản xuất

Các yếu tố tạo nên tiêu chuẩn 5s

Để tạo nên thành công khi áp dụng tiêu chuẩn 5S, cần có những yếu tố sau:

  • Lãnh đạo cam kết, hỗ trợ - Đó là sự thấu hiểu và ủng hộ của lãnh đạo khi có sự hình thành của các nhóm cộng tác là cực kỳ quan trọng.
  • Tiến hành đào tạo - Để hiểu được vai trò và lợi ích của 5S, cần cung cấp kiến thức và tiến hành cơ bản của 5S đến mọi người.
  • Tự nguyện tham gia - Là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra môi trường thúc đẩy tính tự nguyện của mọi người.
  • Lặp lại chu trình với tiêu chuẩn nâng cao - Liên tục lại không ngừng để duy trình và cải tiến công tác quản lý trong sản xuất.

Giải thích chi tiết tiêu chuẩn 5s trong sản xuất

Tiêu chuẩn 5s chi tiết

#1 Tiêu chuẩn Seiri (Sàng lọc)

Cần xác định và phân loại các dụng cụ, đồ dùng, số lần sử dụng ở mức độ nào thường xuyên, thỉnh thoảng hay không cần đến nữa để tránh lãng phí về tài chính. Anh em nên sàng lọc như sau:

  • Nên xác định mức độ hư hỏng, bụi bẩn và rò rỉ.
  • Thực hiện tổng vệ sinh.
  • Tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng tại hiện trường.
  • Xác định những khu vực không đẹp trong nhà máy hay phạm vi đang xét.
  • Liệt kê rõ các chi tiết, nguyên nhân gây nên khu vực không được thẩm mỹ.
  • Quyết định phương án hành động có hiệu quả.
  • Lên kế hoạch và triển khai.

Tiêu chuẩn Seiri

#2 Tiêu chuẩn Sciton (Sắp xếp)

Cần dựa vào tần suất sử dụng vật dụng để tổ chức đưa ra phương án sắp xếp vị trí cho phù hợp:

  • Những vật dụng sắp xếp ở gần vị trí làm việc khi được sử dụng thường xuyên.
  • Những vật dụng sắp xếp ở gần vị trí làm việc khi ít được sử dụng.

Tiêu chuẩn Sciton

Có thể phân biệt chúng bằng cách sơn màu khác nhau. Ví dụ như khu vực ăn uống, nơi làm việc, lối đi nên có màu sắc khác nhau để phân biệt, sạch sẽ và an toàn. Ngoài ra, các vật dụng như bình cứu hỏa, thiết bị an toàn, lối thoát hiểm nên để ở những nơi nổi bật và dễ nhìn thấy.

#3 Tiêu chuẩn Sweep (Sạch sẽ)

Cần kiểm tra vệ sinh thường xuyên để đảm bảo môi trường làm việc được gọn gàng và sạch sẽ hàng ngày. Đồng thời, quy định cho nhân viên ở từng khu vực biết được trách nhiệm và nhiệm vụ mình cần làm ở khu vực này.

Tiêu chuẩn Sweep

Việc luôn giữ gìn sạch sẽ nên có sự giám sát của cấp trên một cách liên tục để từ đó các nhân viên sẽ xem đó là niềm tự hào và cống hiến hết mình đối với tổ chức.

#4 Tiêu chuẩn Seiketsu (Săn sóc)

Cần xác định được tiêu chuẩn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và làm cho chúng trở nên trực quan đối với nhân viên, cụ thể:

  • Thiết kế nhãn mác và tiêu chuẩn cho các vị trí quy định một cách rõ ràng.
  • Thiết lập các chỉ số để nhận biết các tiêu chuẩn bị vượt.
  • Có các phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn và xác định vị trí,... .

Tiêu chuẩn Seiketsu

#5 Tiêu chuẩn Shitsuke (Sẵn sàng)

Đây được xem là tiêu chuẩn khá khó khăn, bởi tổ chức cần hình thành và củng cố thói quen làm việc thông qua những hoạt động như đào tạo, khen thưởng, kỷ luật để nhân viên có thể tuân thủ. Vì là quy trình mới nên cần phải thực hiện thông qua hình ảnh trực quan hơn là lời nói.

Tiêu chuẩn Shitsuke

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

 

>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan:

Hy vọng bài viết trên có thể giúp anh em giải quyết được vấn đề trong xây dựng mô hình cấu tổ chức. Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết này của Mecsu, nếu có thắc mắc nào đừng ngại bình luận dưới đây!

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn