Contactor là gì? Cách lựa chọn contactor chuẩn [MỚI 2022]

Contactor là gì? Cách lựa chọn contactor chuẩn [MỚI 2022]

Giống như Rely, Contactor cũng là một thiết bị không thể thiếu trong ngành điện. Công dụng của nó như thế nào? Nên chọn mua contactor ra sao? Hôm nay hãy cùng Mescu tìm hiểu nhé!

Contactor là gì?

#1 Contactor là gì? Công dụng của contactor

Contactor (hay còn gọi công tắc tơ hoặc khởi động từ) là khí cụ hạ điện áp rất quan trọng trong ngành điện. Nó hoạt động như một công tắc điều khiển điện, nhằm hạ áp, chuyển đổi mạch điện ở các động cơ điện, tụ điện, chiếu sáng, máy sấy nhiệt,...

Contactor là gì

#2 Cấu tạo

Gồm 3 phần chính:

  • Nam châm điện, bao gồm: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt và lo xo
  • Hệ thống dập hồ quang: dùng để dập hồ quang tránh hồ quang điện xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần
  • Hệ thống tiếp điểm, bao gồm:

+ Tiếp điểm chính: cho dòng điện lớn đi qua

+ Tiếp điểm phụ: cho dòng điện nhỏ hơn 5A đi qua. Có 2 trạng thái: thường đóng và thường mở

Cấu tạo contactor

#3 Nguyên lý hoạt động của contactor

Contactor hoạt động nhờ lực từ tạo ra khi nguồn điện của mạch điện điều khiển được lắp vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ bằng với điện áp định mức của contactor. Lúc này, lực từ đó sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín => contactor hoạt động.

Nguyên lý hoạt động contactor

Lúc này, tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái đóng mở. Trạng thái này sẽ được duy trì trong suốt thời gian contactor hoạt động nhờ vào bộ phận liên động cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm. Khi ngưng không cung cấp nguồn điện cho cuộn dây thì sẽ khiến contactor chuyển sang trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.

Tiếp điểm contactor

Contactor có bao nhiêu loại?

Có nhiều cách phân loại contactor, nhưng hiện nay contactor được phân theo 3 loại chính:

Các loại contactor

  • Phân loại contactor theo nguyên lý hoạt động: contactor kiểu khí nén, contactor kiểu điện từ, contactor kiểu thủy lực,…
  • Phân loại contactor theo dòng điện: contactor dòng điện một chiều, contactor dòng điện xoay chiều
  • Phân loại contactor theo điểm tiếp xúc: contactor tiếp điểm thường đóng, contactor tiếp điểm thường mở

Cách lựa chọn contactor chuẩn

#1 Lựa chọn cho động cơ

Cần dựa vào những thông số cơ bản như Uđm, P, Cosphi

- Iđm = Itt x 2

- Iccb = Iđm x 2

- Ict = (1.2 – 1.5) x Iđm

Ngoài ra, cần chú ý về điện áp cuộn hút và tiếp điểm phụ khi chọn contactor cho động cơ.

#2 Lựa chọn cho tụ bù

Cần dựa vào dòng điện định mức của tụ bù. Ví dụ tụ có dòng điện định mức 69,6A; thì nên chọn contactor lớn hơn 1,2 lần dòng điện định mức, tức 83,52A.

Contactor cho tụ bù

Contactor dòng cao sẽ tốt hơn nhưng chi phí cũng mắc hơn và mất nhiều không gian lắp đặt do có kích thước lớn hơn.

#3 Một số thương hiệu nên biết

Một số thương hiệu nổi tiếng như: contactor LS, contactor Mitsubishi, contactor Schneider,...

Các thông số contactor cần biết

Một số thông số về contactor mà anh em kỹ thuật cần biết bao gồm:

Dòng điện định mức

Là dòng điện mà khi sử dụng, mạch dẫn điện của contactor không bị phát nóng quá giới hạn. Nó chạy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải.

Điện áp contactor định mức

Là điện áp phù hợp khiến mạch từ hút lại, được đặt vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện.

Thông số contactor

Khả năng ngắt contactor

Là giá trị của dòng điện ngắt mà ở đó contactor có thể tác động để ngắt khỏi mạch điện, thường dao động từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.

Độ bền cơ

Là giới hạn số lần đóng ngắt an toàn khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Thông thường từ 5 triệu - 10 triệu lần. Vượt quá số lần này, các tiếp điểm sẽ bị hư.

Contactor LS

Độ bền điện

Thường dao động từ 200.000 đến 1 triệu lần. Đây là số lần đóng ngắt dòng điện định mức an toàn.

Mức đóng của contactor

Là giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công, thường gấp từ 1 đến 7 lần dòng điện định mức.

>>> Đọc thêm:

Trên đây là một số thông tin về contactor, hy vọng có thể giúp ích được anh em trong việc sử dụng, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn