Firmware là gì? Phân biệt Firmware & Software (2023)

Firmware là gì? Phân biệt Firmware & Software (2023)

Đối với các anh em đam mê về máy tính, kỹ thuật hay lập trình thì việc tìm hiểu về các phần mềm hay thiết bị máy tính là điều thiết yếu. Và Firmware là một trong những chương trình cơ bản mà ắt hẳn anh em làm việc lĩnh vực này đều tiếp xúc. Bài viết dưới đây mình sẽ giải đáp các thắc mắc Firmware là gì? Làm thế nào phân biệt Firmware & Software (2022)? Cùng tìm hiểu nhé.

Firmware là gì?

Firmware là một chương trình cơ sở dùng để điều khiển nhiều thiết bị điện tử cấp thấp. Firmware thường được lưu trữ trên máy tính hoặc ROM của các thiết bị phần cứng.

Firmware là gì

Khác với các phần mềm thông thường, Firmware rất ít khi bị thay đổi hoặc xóa đi trong suốt quá trình sử dụng. Nếu không có Firmware thì phần lớn các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hằng ngày sẽ không thể nào hoạt động được. Nói cách khác, Firmware chính là nơi kết nối giữa phần cứng và hệ điều hành.

Cập nhật Firmware

Cập nhật Firmware là người dùng tải xuống bản cập nhật mới nhất của chương trình cơ sở để nâng cao khả năng của nó hay dùng để khắc phục lỗi. Bản cập nhật thường sẽ có sẵn từ các nhà sản xuất phần cứng.

Cập nhật Firmware

Có bao nhiêu loại firmware?

Trong thiết bị phần cứng có thể tồn tại nhiều loại Firmware. Một trong số đó có Firmware tồn tại trong bo mạch chủ ( thường được gọi là BIOS hay EFI).

→ BIOS

BIOS là tên viết tắt của cụm từ “Basic Input/ Output System” tạm dịch là hệ thống thông tin đầu vào và đầu ra cơ bản. BIOS đóng vai trò kiểm soát và thiết lập cho các thành phần trên máy tính. Cụ thể, sau khi nhấn vào nút nguồn để mở máy tính thì lúc này máy tính sẽ khởi động vào hệ thống BIOS.

Tại đây, BIOS sẽ thực hiện việc tương tác với các phần cứng và tiến hành kiểm tra xem có xuất hiện sự cố nào không, sau đó ra hiệu cho Bootloader để thực hiện công việc đánh thức hệ điều hành và đưa nó vào Ram ( bộ nhớ dữ liệu tạm thời).

BIOS

Có thể nói, nhiệm vụ chính mà BIOS đảm nhận chính là xử lý và đảm bảo các thành phần của phần cứng hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, hiện nay BIOS đang dần trở nên lỗi thời và cho thấy nhiều mặt hạn chế vì chỉ là chương trình cơ sở cấp thấp và không có nhiều sự đổi mới trong suốt thời gian qua.

Một minh chứng cụ thể là hiện nay BIOS vẫn sử dụng code 16- bit, nhưng trong khi đó thì hầu hết các dòng máy tính, laptop hiện nay đều chạy code 32 và 62-bit.

→ EFI

EFI là tên viết tắt được rút kết từ cụm từ “Extensible Firmware Interface” tạm dịch là “Giao diện mở rộng hợp nhất của Firmware”. EFI còn được gọi với một cái tên khác là UEFI ( Unit Extensive Firmware Interface).

EFI là một xem như một bộ phận phần mềm có trách nhiệm việc liên hệ giữa hệ điều hành và Firmware hệ thống, được PC dùng để khởi động phần cứng và trực tiếp bỏ qua chương trình Bootloader.

Người dùng thiết bị cũng sẽ yên tâm hơn khi EFI đảm bảo cho máy tính khởi một cách an toàn hơn nhờ vào tính năng Secure Boot, tính năng này có mức độ bảo mật cao giúp đảm bảo thông tin được lưu trữ trên máy.

EFI

Với những thiết bị có kết cấu phần cứng ở mức độ đơn giản hơn để thực hiện các chức năng chuyên dụng như đèn giao thông, máy điều hòa, máy giặt, cây ATM, TV, camera giám sát hay máy thanh toán tự động... Firmware trong lúc này chính là phần mềm và đóng vai trò như một hệ điều hành phụ trách kiểm soát mọi chức năng của các thiết bị đó.

Không giống như BIOS được lưu trực tiếp trong Firmware thì chương trình EFI được lưu trữ ở thư mục EFI nằm trong bộ nhớ non- volatile. Chính điều này sẽ giúp cho dữ liệu không bị hỏng hay mất mỗi khi mát điện. Ngoài việc EFI có thể chứa trên bo mạch chính của máy thì nó cũng có thể chứa trên một ổ đĩa cứng hay những vùng tài nguyên mạng được chia sẻ rộng rãi.

Phân biệt Firmware và Software

Thật khó để có thể vạch rõ ranh giới giữa Firmware và Software, cả hai tuy có những nét tương đồng hỗ trợ lẫn nhau nhưng cũng tồn tại nhiều chức năng có tính riêng biệt đặc thù.

Phân biệt Firmware và Software

Những điểm khác nhau điển hình của Firmware và Software có thể kể đến ở những khía cạnh sau:

→ Cách gọi tên như thế nào?

Mặc dù cả hai đều có đuôi là “-ware” và những từ có đuôi này thường gặp rất nhiều trong máy tính. Mỗi một từ đều mang ý nghĩa và chức năng riêng.

Firmware là thuật ngữ dùng để chỉ đến những chương trình máy tính cố định có chức năng cung cấp, kiểm soát và điều khiển cơ bản các thiết điện tử. Hiểu một cách đơn giản thì Firmware là một phần mềm có vai trò kiểm soát các dữ liệu trên thiết bị đó. Một số ví dụ về firmware từ các sản phẩm như các thiết bị điều khiển từ xa, màn hình LCD, thẻ nhớ, bàn phím, chuột, ổ cứng...

Firmware kiểm soát dữ liệu

Còn Software chủ yếu là những chương trình, ứng dụng giúp người dùng vận hành, tương tác và điều khiển các phần mềm hệ thống, cụ thể như hệ điều hành máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Ngoài ra còn có các phần mềm ứng dụng như nghe nhạc, xử lý đồ họa.... được cài đặt tùy theo nhu cầu của người dùng. Nói cách khác , dựa theo những đặc tính riêng biệt mà Software có thể chia thành hai phần là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

→ Bộ nhớ

Nơi lưu trữ chính là điểm khác biệt tiếp theo giữa Firmware và Software. Firmware thường được lưu trữ trong bộ nhớ có tính ổn định thấp như EPROM, ROM hoặc bộ nhớ flash. Còn Software thì có thể hoạt động từ bộ nhớ khả biến, bộ nhớ không ổn định và bộ nhớ ảo.

Bộ nhớ

Thông thường thì các Firmware sẽ có dung lượng bộ nhớ hạn hẹp hơn Software vì chúng đều nằm trong các bộ nhớ có dung lượng giới hạn.

→ Tần suất cập nhật

Có thể nói tần suất cập nhật chính là một điểm khác biệt khá lớn để làm rõ ranh giới giữa Firmware và Software. Ở một số thiết bị, người dùng sẽ không thường cập nhật Firmware và thậm chí người sản xuất thiết bị cũng sẽ ít khi cho phép người dùng truy cập vào Firmware.

Ví dụ cụ thể cho trường hợp này như các thiết bị đĩa cứng, điện tử tiêu dùng thì người sử dụng ít khi điều chỉnh Firmware vì nếu là rối loạn Firmware thì các thiết bị này sẽ lập tức dừng hoạt động.

Tần suất cập nhật firmware

Tuy nhiên, nếu là Firmware của điện thoại hay phần mềm ứng dụng trình phát nhạc, ứng dụng game thì việc cập nhật được xem như là một sự khuyến khích. Việc này giúp máy tải về phiên bản phần mềm đã được tích hợp những tính năng cải tiến hoặc để nhà sản xuất sửa lỗi trong các phiên bản phần mềm trước đó.

Việc cập nhật cần được cân nhắc cẩn thận ngay cả khi một thiết bị cho phép cập nhật phần mềm để tránh xảy ra những điều không muốn trên thiết bị của mình.

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

 Mời anh em xem thêm bài khác nhé:

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức về Firmware là gì, phân biệt Firmware & Software. Từ đó nắm vững được các chức năng, bộ phận của các thiết bị máy móc, điện tử và tạo ra lợi thế cho bản thân mình.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn