Sóng RF (Radio Frequency): Ứng dụng & phân loại sóng (2023)

Sóng RF (Radio Frequency): Ứng dụng & phân loại sóng (2023)

Nếu như không phải người trong ngành thì khi nói đến sóng RF anh em sẽ không hiểu nó là như thế nào đúng không. Thật ra loại công nghệ RF được sử dụng ở những lĩnh vực như truyền hình, phát thanh hay là những chiếc máy bộ đàm cầm tay và ngoài ra còn trong lĩnh vực thẩm mỹ nữ đấy. Vậy sóng RF là gì? Nó được ứng dụng như thế nào và cách phân loại của nó ra sao cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé:

Sóng RF là gì?

RF là cụm từ tiếng anh được viết tắt của từ Radio Frequency, chính là một loại sóng điện từ nằm ở tần số bức xạ điện từ trường mức thấp nhất trong dãy quang phổ. Với loại sóng này ngày nay đã được ứng dụng vào trong lĩnh vực tái tạo và làm săn chắc da chính là nhờ vào khả năng nó có thể xâm nhập nhanh và sâu tác động trực tiếp lên lớp trung bì và những vùng da khác sâu hơn.

Sóng rf là gì

Khi sóng RF được sử dụng sẽ có thể gây co thắt và cải thiện cho cấu trúc mô dưới làm cho là da được thay đổi ở những vùng da có nếp nhăn, giúp cho vùng da ấy được căng và mịn màng hơn.

→ Có bao nhiêu loại sóng RF?

Sóng RF đang được chia thành 2 loại chính:

Các loại sóng rf

Sóng RF đơn cực

Với dạng sóng này, được hiểu sẽ sử dụng cho những thiết bị có chứa 1 điện cực. Vậy nên để cho sóng điện từ được hoạt động sâu và rộng hơn thì sẽ thiết kế thêm một điện cực đối lập. Và vì vậy với sóng lưỡng cực thì sóng đơn cực sẽ xuyên sâu hơn và mạnh hơn. Ví dụ như là máy nâng cơ Tripolar thermage RF có khả năng làm trẻ hoá làn da.

Sóng RF lưỡng cực

Loại sóng này sẽ sử dụng ở những thiết bị 2 điện cực. Dòng điện đi qua thiết bị điện tại một điểm cực thì cái điện cực ấy sẽ đi và thực hiện nhiệm vụ của mình và sẽ quay trở lại điện cục còn lại của thiết bị.

Khi đưa sóng RF qua 2 điểm cực này thì phần nhiệt lượng sẽ tỏa ra không nhiều và không được mạnh mẽ. Và loại sóng này thường được sử dụng cho lĩnh vực thẩm mỹ nhất là hoạt động đốt cháy mỡ thừa trên cơ thể.

→ Chỉ số RF

Chỉ số RF được hiểu là tần số vô tuyến, các chuyên gia đã nghiên cứu để đưa ra những chỉ số nhất định và cụ thể để phục vụ cho quá trình thu phát sóng vô tuyến điện. Dưới đây là bảng chỉ số RF:

Tần số Bước sóng Tên gọi Viết tắt Công dụng
30 - 300 Hz 10^4 km - 10^3 km Tần số cực kỳ thấp ELF Chưa tần số điện mạng xoay chiều, các tín hiệu đo lường từ xa tần số thấp
300 - 3000 Hz 10^3 km - 100 km Tần số thoại VF Chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn
3 - 30 kHz 100km - 10 km Tần số rất thấp VLF Chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh, quân sự, chuyên dụng, thông tin dưới nước (tàu ngầm)
30 - 300 kHz 10km - 1km Tần số thấp LF Dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không
300 kHz - 3 MHz 1 km - 100 m Tần số trung bình MF Dùng cho phát thanh thương mại sóng chung (535 - 1605kHz). Cũng được dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không
3 - 30 MHz 100m - 10 m Tần số cao HF Dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá
30 - 300 MHz 10m - 1m Tần số rất cao VHF Dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại, truyền hình thương mại
300 MHz - 3GHz 1m - 10 cm Tần số cực cao UHF Dùng cho các kênh truyền hình thương mại từ kênh 14 đến kênh 83, các dịch vụ thông tin di động mặt đất, di động tế bào, một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ thống viba và vệ tinh
3 - 30 GHz 10 cm - 1cm Tần số siêu cao SHF Chủ yếu dùng cho hệ thống viba và thông tin vệ tinh
30 - 300 GHz 1 cm - 1mm Tần số cực kì cao EHF Ít sử dụng trong thông tin vô tuyến

Ứng dụng sóng RF

Vậy sóng RF sẽ được ứng dụng như thế nào?

→ Trong y khoa

Đối với trong y khoa đang được sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện những xét nghiệm và tìm được nguyên nhân gây nên những bệnh lý về viêm đa khớp.

Sóng rf trong y khoa

Khi sử dụng sóng RF để chẩn đoán thì hầu như các kết quả đều có tỷ lệ chính xác cao, giúp cho các bác sĩ có thể đưa ra những giải pháp kịp thời để có thể điều trị cho bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe.

→ Trong thẩm mỹ

Trong ngành thẩm mỹ sóng RF đáng được tận dụng rất phổ biến, nhất là đối với việc sử dụng để nâng cơ, trẻ hóa làn da khi tiếp xúc trực tiếp.

Sóng rf trong thẩm mỹ

Nguyên lý hoạt động của sóng RF là khi có dòng điện đi đến cực dương và sang cực âm gặp trở kháng sẽ sản sinh ra nhiệt. Lúc này nhiệt độ sẽ được phân tán đều và sẽ tạo ra cột nhiệt đồng nhất. Còn đối với độ xuyên sâu thì còn phụ thuộc và loại sóng cũng như các yếu tố về kích thước đầu tip và số cặp cực.

  • Với khoảng nhiệt độ ở 37 - 44 độ C: Đây là điều kiện nhiệt độ hỗ trợ làm tăng chuyển hóa các quá trình tự nhiên, điều này giống như việc thoa cao và vùng da bị thâm tím để vết bầm nhanh chóng biến mất. Đồng thời cùng với đó là lấy đi được một ít mỡ thừa ngay phía dưới bề mặt da tiếp xúc.
  • Với khoảng nhiệt độ khoảng 44 - 25 độ C: Với nhiệt độ này thì có thể làm protein thay đổi và sẽ tăng collagen, tác động trực tiếp đến quá trình làm đẹp da.
  • Với nhiệt độ khoảng 60 - 70 độ C: Ở nhiệt độ này sẽ gây nên biến tính protein và sẽ làm co sợi collagen trên da mặt làm cho da trở nên săn chắc và đẹp hơn.
  • Với nhiệt độ ở khoảng 90 - 100 độ C: Với nhiệt độ này sóng RF có thể sẽ tạo ra được bóng khi ngoại bào làm bốc hơi chất lỏng và sẽ gây nên hiện tượng nóng rát được gọi là bỏng RF. Để có thể làm giảm được dấu hiệu này cần sử dụng khăn lạnh và bôi gel để phục hồi.
  • Ở nhiệt độ lớn hơn 100 độ C: Với nhiệt độ này thì sóng RF sẽ bốc hơi do nhiệt và sẽ làm than hóa làn da.

Sóng RF có hại cho sức khỏe không?

Sóng RF được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc liệu sóng RF có hại không. Khi sử dụng sóng RF với làn da của con người sẽ có một số tác dụng phụ sau:

  • Với việc tiến hành điều trị bằng sóng RF thì người điều trị sẽ có cảm giác da bị nóng sâu khi năng lượng RF đưa vào các vùng da và cũng như mô bên dưới da. Để giảm đi việc ấy, hiện nay một số thiết bị chiếu sóng RF sẽ đưa bộ phận làm mát ở trước, trong, sau khi phát sóng RF cho bệnh nhân để có thể bảo vệ da ở quá trình sinh nhiệt. Và hơn thế nữa, sẽ giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn và tiến trình điều trị cũng trở nên thoải mái hơn.
  • Tùy theo mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ chịu đau khác nhau bởi còn phụ thuộc và một số yếu tố như thiết bị sử dụng hay cách thức mà thiết bị được lập trình. Vậy nên trước khi sử dụng bác sĩ sẽ sử dụng ủ tê nhanh cho làn da hoặc thuốc giảm đau để có thể hạn chế những cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Ứng dụng sóng rf

  • Với những tác dụng phụ như sưng, đỏ, sần sa hoặc bị mụn nước mọc trên bề mặt hay những khu vùng điều trị thì không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
  • Có một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân có dạng biến chứng tủy hiếm gặp, khi có sự tác động của sóng RF sẽ gây nên sự thoái hóa. Vì hiện tượng thoái hóa được gây nên bởi những mô dưới da khi quá nóng gây nên teo mỡ hoặc thắt chặt da ở mức cao làm tổn thương vùng da. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng gặp trường hợp này bởi sự xuất hiện của trường hợp này còn phụ thuộc vào thiết bị khi điều trị.

Và vậy nên để có thể nói sóng RF có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, lan da hay không còn phụ thuộc vào nơi bạn lựa chọn. Chú ý tuân thủ thật đúng và chuẩn các bước chăm sóc da, chăm sóc cơ thể để mang đến một liệu trình điều trị tốt nhất.

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

Mời anh em xem thêm nhé:

Trên đây là những thông tin mà Mecsu mang đến về sóng RF là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống. Hy vọng rằng anh em có thể biết thêm về loại sóng này cũng như hiểu được những khả năng mà nó mang lại để có thể tận dụng.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn