Motor là gì? Phân biệt chi tiết các loại motor (2022)

Motor là gì? Phân biệt chi tiết các loại motor (2022)

Motor là từ khóa quan trọng trong kỹ thuật. Nó có chức năng giúp cho động cơ có thể hoạt động. Vậy Motor là gì? Có những loại motor nào hiện nay? Anh em hãy cùng Mecsu khám phá trong bài viết hay ho này nhé.

Các loại motor

Motor là gì?

Motor, trong tiếng Việt gọi là Mô tơ, là thiết bị có khả năng chuyển động như một động cơ đốt trong. Đồng thời, mô tơ còn có chức năng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ.

Motor là gì

Chúng ta có thể thấy một các loại mô tơ thường được sử dụng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước,...

#1 Cấu tạo của motor

Motor có cấu tạo đơn giản như sau:

Cấu tạo motor

Motor tĩnh (Stato) gồm có:

  • Lõi thép: Có cấu tạo bên ngoài là hình trụ rỗng và được xẻ rãnh bên trong để đặt dây quấn, được xem là bộ phận dẫn từ của mô tơ.
  • Dây quấn: Được làm từ dây đồng hoặc nhôm.
  • Vỏ máy: Được thiết kế bằng nhôm hoặc gang có chức năng bảo vệ lõi thép.

Motor quay (Roto)

  • Lõi thép: Có cấu tạo là hình trụ rỗng và trên mặt lõi có đường rãnh dùng để đặt các thanh dẫn và dây quấn.
  • Dây quấn: Có 2 loại
    1. Roto lồng sóc: Dây quấn loại này được tạo ra từ việc đúc nhôm trong rãnh của roto thành các thanh nhôm và được nối ngắn mạch ở hai đầu giống như cái lồng nên gọi là roto lồng sóc.
    2. Roto dây quấn: Giống với dây quấn của stato nhưng lại có kết cấu phức tạp hơn.

#2 Nguyên lý hoạt động

Để mô tơ có thể hoạt động, anh em cần tìm hiểu về nguyên lý làm việc như sau. Trước hết, motor tĩnh sẽ được cấp dòng điện xoay chiều có nhiệm vụ chạy qua dây quấn stato để tạo ra từ trường quay với tốc độ n=60. f/p (vòng/phút), trong đó: f là tần số và p là số đôi cực.

Từ trường này sẽ thực hiện quét các thanh dẫn của motor quay để có thể tạo ra dòng điện trong các thanh dẫn. Chúng sẽ tương tác với nhau và tạo ra lực điện từ rồi đặt vào các thanh dẫn. Khi đó, lực điện sẽ tạo ra momen quay đối với trục roto và làm cho motor quay có thể quay cùng chiều với từ trường.

Nguyên lý hoạt động motor

Ngoài ra, roto luôn có tốc độ nhỏ hơn từ trường nên sẽ quay chậm lại gọi là động cơ không đồng bộ.

Tóm lại, chúng sẽ thường hoạt động dựa theo nguyên điện từ và có thể hoạt động theo một số nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng điện áp.

Phân loại từng motor chuẩn xác

#1 (Động cơ không đồng bộ) Induction motor

Động cơ được xem như là một biến áp tổng quát phụ thuộc vào sự khác biệt nhỏ của tốc độ từ trường quay stator và trục roto, có tên gọi khác là động cơ cảm ứng.

Induction motor

Vai trò induction motor

Có vai trò chuyển đổi năng lượng thành điện cơ năng và cung cấp momen lực. Với nhiều ưu điểm như dễ điều khiển, lắp đặt, chi phí thấp,...nó được sử dụng nhiều trong các máy móc công nghiệp hiện nay.

Vai trò Induction motor

Ứng dụng induction motor

Động cơ cảm ứng được ứng dụng trong đời sống có thể kể đến như máy xịt rửa cao áp, máy hút bụi trong công nghiệp, hỗ trợ các dịch vụ bảo dưỡng xe,...ngoài ra, chúng còn làm việc liên tục đối với những công việc yêu cầu có công suất lớn.

#2 Servo motor là gì?

Động cơ có nhiệm vụ cung cấp lực chuyển động cần thiết để vận hàng các thiết bị máy móc. Trong đó, để giúp Servo có thể hoạt động thì không thể thiếu bộ phận quan trọng là Driver Servo.

Servo motor

Vai trò servo motor

Động cơ có vai trò nhận tín hiệu điều khiển đại diện cho đầu ra mong muốn của trục Servo. Đồng thời, chúng cung cấp nguồn cho động cơ DC của nó cho đến khi trục của nó quay đến vị trí đó.

Vai trò Servo motor

Ứng dụng servo motor

Một số ứng dụng phổ biến của động cơ servo như trong các lĩnh vực như ngành điện - điện tử, sản xuất đồ ăn uống, ngành gia công cơ khí.

#3 (Động cơ 1 chiều) Brushless là gì?

Brushless là động cơ chuyển mạch bằng điện tử có các nam châm di chuyển rotor quanh stator. Động cơ có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và có công suất lớn.

Động cơ 1 chiều

Vai trò brushless motor

Động cơ một chiều không chổi than có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của motor.

Brushless

Ứng dụng brushless motor

Với đa dạng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như trong tivi, đài FM, ổ đĩa DC, máy in - photo, máy công nghiệp và đặc biệt còn ứng dụng trong công nghiệp giao thông tải và thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong phạm vi lớn.

Ứng dụng Brushless

#4 (Động cơ bước) Step motor là gì?

Step motor là động cơ có khả năng biến đổi các tín hiệu điều khiển ở dạng các xung điện rời rạc và kế tiếp nhau khi tạo thành các chuyển động góc quay.

Step motor

Vai trò step motor

Động cơ bước có vai trò giống với động cơ servo nhưng lại có kết cấu đơn giản hơn. Chính vì vậy, độ kỹ thuật không cao nên động cơ chỉ dòng trong các máy móc loại nhẹ và độ chính xác bình thường.

Ứng dụng step motor

Động cơ bước sẽ tự động hóa với các thiết bị điều khiển yêu cầu độ chính xác như: điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong hệ quang học, điều khiển bắt,... Bên cạnh đó, chúng còn ứng dụng trong công nghệ máy tính như các loại ổ đĩa cứng, mềm, máy in.

Ứng dụng Step motor

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

>>> Xem thêm bài viết về motor:

Bài viết trên đã giúp các anh em trả lời câu hỏi “Motor là gì?” cũng như cung cấp một số loại motor sử dụng rộng rãi hiện nay. Nếu còn thắc mắc gì về thông tin trên đừng ngại bình luận dưới đây để Mecsu giải đáp cho bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn