Nếu là “dân” chuyên ngành về cơ điện tử, tự động hóa,… chắc hẳn đã quen thuộc với máy biến tần. Tuy nhiên, Mecsu chắc chắn rằng sẽ có một số anh em chưa từng biết hoặc biết không nhiều về loại thiết bị này. Chính vì vậy, hôm nay Mecsu sẽ giới thiệu máy biến tần để giúp anh em hiểu rõ trong bài viết này nhé.
Máy biến tần là gì?
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số để điều khiển động cơ vô cấp mà không cần dùng đến hộp số cơ khí, máy có thể đóng ngắt dòng điện theo tuần tự rồi đặt vào các cuộn dây trong động cơ. Sau đó, thiết bị này sẽ sinh ra từ trường xoay và làm quay động cơ.
Một số loại biến tần chuyên dụng như: biến tần dùng cho bơm và quạt, biến tần dùng cho nâng tạ, biến tần dùng cho thang máy, biến tần dùng cho nâng hạ và cẩu trục,… .
→ Cấu tạo của biến tần
Trong cấu tạo của máy biến tần, chúng được chia ra thành 10 bộ phận chính phụ khác nhau Trong đó, thiết bị có 4 bộ phận chính và 6 bộ phận phụ trợ:
Các bộ phận chính |
Các bộ phận khác |
– Bộ chỉnh lưu
– Bộ lọc – Bộ nghịch lưu IGBT – Mạch điều khiển |
– Bộ điều khiển kháng xoay chiều
– Bộ điện kháng 1 chiều – Điện trở hãm (điện trở xã) – Bàn phím – Màn hình hiển thị – Module truyền thông |
Đối với các bộ phận có cấu tạo bên trong biến tần đều có nhiệm vụ nhận điện áp đầu vào có tần số cố định biến đổi thành điện áp có tần số thay đổi để điều khiển tốc độ cho động cơ.
→ Nguyên lý hoạt động biến tần
Nếu anh em nào chưa nắm rõ về cơ chế hoạt động của máy biến tần, hãy theo dõi sơ đồ và cách phân tích trong bài viết này. Chúng có nguyên lý làm việc như sau:
Trước tiên, nguồn điện (1 pha hoặc 3 pha) được chỉnh lưu và lọc thành 1 chiều bằng phẳng nhờ có bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Đồng thời, điện đầu vào sẽ có mức điện áp và tần số cố định phụ thuộc vào nguồn điện (1 pha hay 3 pha).
Ví dụ như 380V 50Hz. Thông qua bộ biến đổi IGBT (transistor lưỡng cực có cổng điện hoạt động như công tắc bật, tắt để tạo sóng đầu ra của biến tần), điện áp một chiều được biến đổi nghịch lưu và tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ vi xử lý và bán dẫn lực, tần số chuyển mạch xung có thể đạt tới dải tần số âm nhằm giúp giảm tiếng ồn và tổn thất trên lõi sắt của động cơ.
→ Ứng dụng máy biến tần trong cuộc sống
Máy biến tần được xem là thiết bị có nhiều ưu điểm nổi bật nên chúng xuất hiện hầu hết trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Một số ứng dụng như là:
- Bơm nước
- Quạt hút hoặc đẩy
- Máy khí nén, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả,…
- Thang máy
- Hệ thống HVAC và các ứng dụng khác.
Ngoài ra, anh em hãy lưu lý lựa chọn biến tần sao cho phù hợp với nhu cầu công việc của mình để có thể tiết kiệm không gian và chi phí lắp đặt bạn nhé.
Cách lựa chọn máy biến tần chuẩn xác
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, anh em chọn loại biến tần phù hợp nhất nên cần tuân thủ một vài nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc lựa chọn | Giải thích |
Phù hợp với động cơ và công suất động cơ | Tìm hiểu các loại động cơ của mình để chọn biến tần phù hợp. Đặc biệt, cần lựa chọn Pbiến tần >= Pđộng cơ |
Phù hợp với yêu cầu ứng dụng | Hãy xác định rõ ứng dụng để chọn biến tần thích hợp. Nếu có yêu cầu đặc biệt nên sử dụng biến tần đa năng như GD20 hoặc GD200A. |
Phù hợp với tải thực tế | Xác định loại tải (nặng hay nhẹ) của máy móc để tìm loại biến tần phù hợp. |
Thuận tiện cho người lập trình | Để thuận tiện khi lập triền điều khiển cho các ứng dụng. |
Theo đúng thông số kỹ thuật | Trong trường hợp nếu có thay thế các hãng khác. |
Với một vài nguyên tắc trên, nó sẽ giúp các anh em tìm được loại biến tần phù hợp mà không cần mất thời gian và công sức.
TOP 05 thương hiệu máy biến tần nên dùng
Nếu chưa biết chọn máy biến tần uy tín và thông dụng trên thị trường, đừng bỏ qua “Top 5 thương hiệu máy biến tần nên dùng” mà Mecsu gợi ý cho anh em dưới đây nhé.
#1 Máy biến tần ABB
Đầu tiên là máy biến tần của thương hiệu ABB đến từ Thụy Sỹ. Đây là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất có xuất xứ từ Châu Âu và hoạt động trong các lĩnh vực như: hệ thống điện, thiết bị điện, thiết bị hạ điện thế, tự động hóa và truyền động, tự động hóa quy trình.
#2 Máy biến tần Schneider
Một thương hiệu khác cũng đến từ Châu Âu đó là máy biến tần Schneider. Chúng được thiết kế với kích thước nhỏ gọn và dễ lắp lắp nên rất phù hợp trong các nhà máy chế tạo máy móc. Sản phẩm có xuất xứ tại Pháp nhưng lại rất phổ biến tại thị trường Việt Nam.
#3 Siemens
Máy biến tần Siemens là cái tên tiếp theo không hề thua kém hai thương hiệu trên. Đây là sản phẩm trực thuộc tập đoàn Siemens được thành lập tại Berlin – Đức vào năm 1847 và hoạt động trong các lĩnh vực như điện khí hóa, tự động hóa và số hóa.
#4 Danfoss
So với các thương hiệu trên, máy biến tần Danfoss là một trong những loại máy sử dụng khá phổ biến. Chúng được sản xuất tại Đan Mạch và có chỉ chống nước vượt trội.
#5 Một số loại khác (Hàn quốc, Trung Quốc, Nhật)
Bên cạnh một số loại máy có xuất xứ từ Châu Âu, các loại biến tần ở một số nước Châu Á cũng được sử dụng rộng rãi với nhiều mức giá khác nhau. Ví dụ như:
- Nhật Bản: Yaskawa, Mitsubishi, FuJi,… có giá thành cao nhưng đảm bảo chất lượng tốt.
- Hàn Quốc: LS,… có giá tương tối rẻ hơn những thương hiệu của Nhật.
- Đài Loan: Delta và Shihlin là 2 loại phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
⏭️ Đọc thêm:
Như vậy, một số thông “Máy biến tần là gì?” và những gợi ý về các dòng máy biến tần của nhiều thương hiệu khác nhau. Hy vọng giúp các anh em tìm được một chiếc máy ưng ý nhất và phù hợp với nhu cầu công việc nhé. Nếu còn chưa hiểu rõ về máy biến tần đừng quên bình luận dưới bài viết này.