TOP 5 máy cảm biến nhiệt tốt nhất hiện nay

TOP 5 máy cảm biến nhiệt tốt nhất hiện nay

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất, bảo quản công nghiệp đòi hỏi độ lệch chuẩn và chính xác cao. Không những vậy, chúng còn được trang bị vào nhiều thiết bị khác nhằm thực hiện một chức năng cố định.

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về máy cảm biến nhiệt độ? Bạn muốn biết cấu tạo của các loại máy cảm biến nhiệt độ này là gì? Máy cảm biến nhiệt độ được phân loại như thế nào? Bạn muốn biết loại máy cảm biến nhiệt độ nào đang thông dụng hiện nay? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây để được giải đáp những thắc mắc trên đây nhé!

5 loại máy cảm biến nhiệt độ thông dụng hiện nay

1. Cảm biến nhiệt độ DS18B20

Đây là một sản phẩm máy cảm biến đến từ nhà MAXIM. Đây là một dạng máy cảm biến kỹ thuật số cáp bọc PVC. Chúng có đặc tính chống nước và chống ẩm.

Nguồn của máy cảm biến này dao động trong khoảng từ 3 – 5.5V. Dải đo nhiệt độ trải từ -55 đến 125 độ C. Sai số là chênh lệch 0.5 độ C khi đo ở dải -10 – 85 độ C. Độ phân giải người dùng có thể chọn từ 9 – 12 bits với chuẩn giao tiếp là 1-Wire (1 dây). Giá của sản phẩm này dao động trong khoảng 100.000 VNĐ tùy nhà phân phối.

[caption id="attachment_2331" align="aligncenter" width="695"]Cảm biến nhiệt độ DS18B20 Máy cảm biến nhiệt độ DS18B20[/caption]

2. Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm DHT11

Sản phẩm này có khả năng cảm biến kép nhiệt độ và độ ẩm. Chúng được sử dụng khi thực hiện các phép đo không yêu cầu quá chính xác. Nhờ vào giá thành rẻ và dễ sử dụng nên chúng rất được ưa chuộng.

Nguồn của máy cảm biến này dao động trong khoảng từ 3V - 5V. Dải đo nhiệt độ trải từ 0 đến 50 độ C. Sai số là chênh lệch 2 độ C. Chuẩn giao tiếp là 1-Wire (1 dây). Giá của sản phẩm này dao động trong khoảng 35.000 VNĐ tùy nhà phân phối.

[caption id="attachment_2332" align="aligncenter" width="695"]Cảm biến nhiệt độ DHT11 Máy cảm biến DHT11[/caption]

3. Cảm biến nhiệt PT100

Đây là loại cảm biến được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp. Nguyên nhân là do chúng có thể linh hoạt với nhiều dây kết nối. Loại cảm biến này có dãy nhiệt rất rộng n từ -200…850 C (theo lý thuyết). Cảm biến nhiệt PT100 có độ bền cao, dễ dàng lắp đặt, kết nối được với tất cả các bộ đọc nhiệt độ và điều khiển nhiệt độ.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta lựa chọn máy cảm biến nhiệt PT100 1 - 4 dây. Giá thành của chúng phụ thuộc vào loại dây kết nối bạn chọn nhưng thường không quá cao. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn ứng dụng chúng trong đo lường kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao.

[caption id="attachment_2333" align="aligncenter" width="695"]Cảm biến nhiệt độ PT100 Máy cảm biến nhiệt PT100[/caption]

4. Cảm biến nhiệt độ Arduino và cảm biến nhiệt độ LM35

Cảm biến nhiệt độ Arduino hay còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn là cảm biến nhiệt độ LM35. Đây là một loại cảm biến nhiệt độ Analog có kỹ thuật đo vô cùng chính xác. Điện áp hoạt động của chúng là 4V - 20V với công suất tiêu thụ là 60uA.

Khoảng đo nhiệt độ của loại này là trong khoảng -55°C đến 150°C. Độ chính xác thực tế được xác định là 1/4°C ở nhiệt độ phòng và chênh lệch 3/4°C ngoài khoảng 2°C tới 150°C. Giá thành của các sản phẩm này thường dao động khoảng 50.000 VND

[caption id="attachment_2334" align="aligncenter" width="695"]Cảm biến nhiệt độ Arduino Cảm biến nhiệt độ Arduino và cảm biến nhiệt độ LM35[/caption]

5. Cảm biến nhiệt độ Thermocouple

Có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ Thermocouple khác nhau. Tuy nhiên thông dụng nhất phải kể đó là cảm biến nhiệt độ Thermocouple RTD K Type M6 2m. Đặc điểm của lại cảm biến này là dải nhiệt đo rất rộng từ 0 đến 800 độ C.

Điều này giúp chúng phù hợp cho các ứng dụng cần đo nhiệt độ cao phù hợp với rất nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau. Ngoài ra, phải kể đến cấu tạo dây bọc bằng kim loại của sản phẩm này cho độ bền, độ chính xác và độ ổn định khá cao. Đây là loại cảm biến nhiệt độ Thermocouple được yêu thích nhất cho đến thời điểm hiện tại.

[caption id="attachment_2335" align="aligncenter" width="695"]Cảm biến nhiệt độ Thermocouple Máy cảm biến nhiệt độ Thermocouple[/caption]

Tìm hiểu qua máy cảm biến nhiệt độ là gì?

Nhiệt độ là một thành tố có sức ảnh hưởng lớn đến rất nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong một số lĩnh vực đặc trưng, sự chênh lệch nhiệt độ, dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến sự biến đổi tính chất của sản phẩm hoặc thiết bị. Chính vì vậy, cần có một thiết bị đo sự chênh lệch, biến đổi về nhiệt độ này.

Điều này giúp chúng ta có thể kiểm soát được sự biến đổi về nhiệt, từ đó cải thiện hoặc khắc phục tính chất của sản phẩm, thiết bị một cách tốt hơn. Và đó là lý do các nhà sản xuất cho ra đời sản phẩm máy cảm biến nhiệt độ.

[caption id="attachment_2330" align="aligncenter" width="695"]Máy cảm biến nhiệt độ là công cụ đáng tin cậy với độ chính xác cao Máy cảm biến nhiệt độ là công cụ hỗ trợ đáng tin cậy với độ chính xác cao[/caption]

Hiểu một cách đơn giản, máy cảm biến nhiệt độ là một thiết bị cảm ứng chuyên đo lường về sự biến đổi của đại lượng nhiệt độ. Thiết bị này được sử dụng trực tiếp trong việc xác định nhiệt độ của một số hoạt động sản xuất dược phẩm, thực phẩm, hóa chất, nhựa… Hoặc, chúng cũng có thể được sử dụng để trang bị vào các thiết bị kỹ thuật để thực hiện gián tiếp một chức năng nhất định như trên xe ô tô, tàu, máy đo…

Đặc điểm và tính chất của máy cảm biến nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu tạo ra nó. Tuy nhiên, không chỉ có một chất liệu cố định để tạo ra máy cảm biến nhiệt độ này. Dựa vào chức năng và bản chất ứng dụng của chúng, người ta sẽ chế tạo các loại máy cảm biến nhiệt độ này dưới nhiều phân loại khác nhau. So với các loại nhiệt kế, cảm biến nhiệt độ ngày càng có xu hướng được ưa chuộng hơn nhờ vào sự chính xác và đáng tin cậy của chúng.

Cấu tạo của các loại máy cảm biến nhiệt độ

Máy cảm biến nhiệt độ có cấu tạo khác phức tạp và cầu kỳ. Một cách tổng quát, chúng gồm những bộ phận sau đây:

  • Bộ phận cảm biến

Đây là một bộ phận hết sức quan trọng của một chiếc máy cảm biến nhiệt độ. Chúng được thiết kế hết sức tinh tế để có thể nhận biết được sự biến độ nhiệt độ một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Chúng được đặt trong lớp bọc bảo vệ để kết nối với đầu kết nối.

  • Dây kết nối

Một máy cảm biến có thể có từ 2 đến 4 dây kết nối. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng số lượng dậy với chất liệu khác nhau. Trong đó:

- Loại máy cảm biến nhiệt độ hai dây: Là loại máy cảm biến có tính chuẩn xác thấp và ít còn được sử dụng hiện nay. Chúng chỉ được ứng dụng để kết nối với dây điện trở ngắn và điện trở thấp hoặc kiểm tra mạch điện tương đương.

- Loại máy cảm biến nhiệt độ 3 dây: Đây là loại máy cảm biến nhiệt độ được ứng dụng nhiều nhất trong các hoạt động kỹ thuật công nghiệp với độ chính xác tương đối ổn định. - Loại máy này giúp loại bỏ các lỗi gây ra bởi điện trở. Nhiệt độ được cập nhật liên tục và đảm bảo độ chính xác cao.

- Loại máy cảm biến nhiệt 4 dây: Đây là loại máy cảm biến nhiệt độ có độ chính xác gần như tuyệt đối. Chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi các thông số tuyệt đối và một số hoạt động chế tạo linh kiện bán dẫn điện tử.

  • Chất cách điện gốm

Gốm có tính chất cách điện tốt nên thường được áp dụng để chế tạo ra các vỏ cách điện. Điều này vừa giúp bảo vệ thiết bị vừa đảm bảo thông số đo không bị nhiễu, chính xác hơn.

  • Phụ chất làm đầy

Phụ chất này chính bột alumina cực kỳ mịn. Chúng có khả năng tạo ra sự lấp đầy những lỗ hổng ở vỏ bảo để chống rung và các tác động cơ học làm lệch độ đo lường.

  • Vỏ bảo vệ

Vỏ bảo vệ có vai trò rất quan trọng. Chúng tiếp xúc với quá trình đo và được dùng để bảo vệ các bộ phận cảm biến và các dây kết nối. Người ta thường bọc lại vỏ bọc bằng Thermowell để đảm bảo.

  • Đầu kết nối

Đầu kết nối chứa bảng mạch được làm bằng vật liệu cách điện (thường là gốm) cho phép kết nối điện của điện trở. Các đầu kết nối có thể là đầu nóng hoặc đầu lạnh. Trong đó, đầu lạnh giữ vai trò cố định và đầu nóng giữ vai trò đo. Chính vì vậy, người ta thường rất chú trọng sự ổn định của đầu lạnh.

Phân loại các loại máy cảm biến nhiệt độ

Ngoài cách phân loại dựa theo lượng dây kết nối, máy cảm biến nhiệt độ còn được phân loại dựa trên các vật liệu tạo nên chúng:

  • Máy cảm biến nhiệt độ S: Được tạo bởi hai kim loại quý là bạch kim và Rhodium. Chúng tạo ra thông số đo lượng rất chính xác và có khả năng chịu được nhiệt độ cao.
  • Máy cảm biến nhiệt độ R: Có đặc điểm giống như máy cảm biến S nhưng tỷ lệ phần trăm hai kim loại quý khác nhau. Thường dùng để đo lượng một số vật phẩm đặc trưng.
  • Máy cảm biến nhiệt độ B: Chứa hàm lượng Rhodium lớn hơn so với S và R. Do đó, chúng có khả năng chịu nhiệt độ và các tác động cơ học tốt hơn.
  • Máy cảm biến nhiệt độ E: Là các loại máy có công suất nhiệt điện cao được chỉ định trong khí quyển oxy hóa.
  • Máy cảm biến nhiệt độ J: Máy cảm biến có cực dương được làm từ sắt và cực âm được làm từ hợp kim đồng-niken.

Ngoài ra còn có một số phân loại máy cảm biến nhiệt độ khác. Tuy nhiên trên đây là những loại phổ biến thường gặp trong công nghiệp. Các bạn có thể tìm hiểu thêm nếu có nhu cầu.

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm của thương hiệu Bosch: https://mecsu.vn/thuong-hieu/bosch 

>>> 350+ Mã Sản Phẩm của thương hiệu Sata: https://mecsu.vn/thuong-hieu/sata 

 Mời anh em đọc thêm:

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những thông tin chung về máy cảm biến nhiệt độ. Bên cạnh đó chúng ta cũng đã cùng tìm hiểu về các loại máy cảm biến nhiệt độ được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên đây, bài viết đã giúp cho bạn có thêm những khái niệm và quan điểm khách quan về các loại máy cảm biến cũng như cấu tạo của chúng. Hy vọng, các bạn có thể chọn cho mình một loại cảm biến nhiệt độ phù hợp với nhu cầu và chức năng sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn