Bảng tra cường độ bu lông đúng nhất (CHUẨN 2022)

Bảng tra cường độ bu lông đúng nhất (CHUẨN 2022)

Bảng tra cường độ bu lông thể hiện đầy đủ các trị số về giới hạn chảy và giới hạn bền của bu lông, từ đó giúp cho việc lựa chọn phụ kiện kỹ thuật đơn giản, chính xác hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin tổng hợp bên dưới.

Cường độ bu lông là gì?

Cường độ bu lông chính là khả năng chịu tác động ngoại lực của phụ kiện, trong đó bao gồm các lực kéo, xiết, cắt. nén…

Cường độ bu lông

Đồng thời cường độ thể hiện chi tiết qua các chỉ số như về giới hạn bền và giới hạn chảy. Hiện nay các chỉ số về cường độ được thể hiện qua các bảng tra cường độ bu lông theo hệ mét và hệ inch.

Tuy nhiên cấp độ bu lông theo hệ mét được sử dụng rộng rãi hơn trong hoạt động kỹ thuật, cơ khí, sản xuất.

#1 Cường độ bền bu lông theo hệ mét

Cường độ bu lông theo hệ này được thể hiện rõ bởi 2 chữ số phân cách dấu chấm (.) ngay trên đỉnh của bu lông, con số này thể hiện mức giới hạn về độ chảy và độ bền của bulong.
Ví dụ các con số cụ thể như: 8.8, 9.8, 10.9, 12.9…

Cụ thể trong đó:

  • Số trước dấu chấm thể hiện 1/10 độ bền kéo của bu lông (đơn vị kgf/mm2)
  • Con số hiển thị sau dấu chấm chính là 1//10 giá trị tỷ lệ của giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu (đơn vị tính là %).

Cường độ bền bu lông hệ mét

Hiện nay, bu lông theo hệ mét được sản xuất phổ biến với các cấp từ 3.8 đến 14.9. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp cơ khí thì bu lông lại được sử dụng rộng rãi với các cấp thông dụng như 8.8, 10.9 và 12.9 (đây gọi là bu lông cường độ cao).

Lưu ý chung:

Khi tìm các ký hiệu cấp bền trên bảng tra cường độ bu lông hệ mét thì nên chú ý bu lông theo hệ mét chỉ đánh dấu khi có kích thước M6 trở lên, hay trong một số trường hợp từ cấp 8.8 trở lên. Ngoài ra thì nhà sản xuất còn áp dụng cách đánh các ký hiệu đặc biệt vào.

#2 Cường độ bu lông tính heo hệ inch

Cường độ của bu lông không được đánh dấu bằng các ký tự trên đầu của bu lông giống như tiêu chuẩn hệ mét mà thay vào đó sẽ được thể hiện bằng các vạch trên đầu của con bu lông.

Thông qua số vạch sẽ có người sử dụng biết được bu lông đó thuộc cấp nào và mức giới hạn chảy và giới hạn bền tương ứng.

Bu lông được tính theo hệ inch thường sẽ có 17 cấp và khi được ứng dụng thực tế thì chỉ được sử dụng phổ biến với 3 cấp là 2,5, 8. Bên cạnh đó thì 14 cấp còn lại có thể được ứng dụng đối với một số ngành đặc biệt, có thể kể đến như ngành hàng không.

Dưới đây là bảng cường độ bu lông tính theo hệ inch:

Cường độ bền bu lông hệ inch

Bảng tra cường độ bu lông (cấp bền)

Dựa vào bảng tra cường độ bu lông, bạn có thể sử dụng để tra các trị số khác nhau của bu lông, đặc biệt là tra cấp độ bền của bu lông. Bên dưới là bảng tra áp dụng theo TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1916 – 1995.

Bảng tra cường độ bu lông

Lưu ý chung:

  • Các giá trị trên chỉ áp dụng cho các đường kính ren có d ≤ 16mm;
  • Trong trường hợp nếu không có xác định được giới hạn chảy σch thì sẽ cho phép xác định giới hạn chảy dựa theo quy ước σ02;
  • Trong trường hợp tăng giới hạn vượt mức quy định của độ cứng đến 300BH (điều kiện đảm bảo những yêu cầu còn lại).

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Long Đền: https://mecsu.vn/san-pham/long-den.WR

>>>800+ Mã Sản Phẩm Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/tan-dai-oc.GB1j

Mời anh em đọc thêm:

Thông qua các khái niệm cũng như tham khảo bảng tra cường độ bu lông, hy vọng Mecsu đã cung cấp cho anh em kỹ thuật những thông tin quan trọng và cần thiết trước khi lựa chọn phụ kiện bu lông.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn