Ty ren là gì? Phân loại ty ren phù hợp từng chức năng

Ty ren là gì? Phân loại ty ren phù hợp từng chức năng

Ty ren được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng và gia công cơ khí. Vậy ty ren là gì, có bao nhiêu loại và bao nhiêu cách tạo ra ty ren, hãy cùng với mecsu.vn đi tìm câu trả lời bạn nhé.

Ty ren là gì?

Ty ren (thanh ren) được biết đến là sản phẩm được sử chung với đai ốc trong các công trình thi công lắp ghép, thiết kế có hình dáng thẳng, sở hữu độ dài từ 1m - 3m.

Ty ren có khả năng chịu sức căng và áp lực rất cao, nên liên kết các kết cấu vô cùng an toàn.

Phân loại ty ren theo từng chức năng

#1 Phân loại tyren theo độ bền

  • Ty ren cấp bền 4.8: Loại ty ren có khả năng chịu lực kéo tối thiểu 400 Mpa = 4000 kg/cm2, thuộc ty ren cấp bền loại thường.
  • Ty ren cấp bền 5.6: Loại ty ren này có khả năng chịu lực kéo tối thiểu 500Mpa = 5000kg/cm2, thuộc ty ren có cấp bền bình quân.
  • Ty ren cấp bền 8.8: Có khả năng chịu được lực kéo tối tiểu 800Mpa = 8000kg/cm2, đây là loại ty ren cường chiều cao.

Phân loại ty ren theo độ bền

#2 Phân loại tyren theo lớp mạ

  • Ty ren mạ kẽm nhúng nóng: Loại ty ren có chiều dày lớp mạ nhúng nóng khá lớn, thế nên có khả năng chịu đừng nhiệt độ ngoài trời khá tốn. Lưu ý không sử dụng ty ren này cho thanh ren có bước ren thấp và đường kính nhỏ.
  • Ty ren mạ điện phân: Là loại ty ren được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì khả năng chịu đựng trong môi trường khô ráo tốt và lợi ích kinh tế. Hầu hết các ty ren đều được mạ điện phân.
  • Ty ren màu đen: Là ty ren loại thô, không được xử lý bề mặt mà được sử dụng ngay sau khi tạo ren xong.
  • Ty ren nhuộm đen: Thường được sử dụng cho thanh ty ren có cường chiều cao với cấp bền là 8.8.

Phân loại ty ren theo lớp mạ

#3 Phân loại tyren theo kích thước

  • Tyren 12: Được dùng cho các trụ nhỏ
  • Tyren 16: Được sử dụng cho các trụ lớn hơn (tầm trung)
  • Tyren 17: Được sử dụng cho các trụ lớn ở công trình xây dựng.

Phân loại ty ren theo kích thước

Có bao nhiêu loại ty ren dùng phổ biến nhất?

#1 Ty ren 12/Tyren D12

Ty ren d12

  • Sản phẩm được dùng cho bát chuồn D12
  • Trọng tải lên tới 5 tấn (đã được kiểm định)
  • Trọng lượng của tyren là 0.8 kg/1m
  • Đường kính của tyren 12mm – bước ren 4,25 mm
  • Độ dài dao động của tyren 1m – 2m – 3m (hoặc theo yêu cầu)

#2 Ty ren 16/Tyren D16

Tyren d16

  • Sản phẩm được dùng cho bát chuồn D16
  • Trọng tải lên tới 9 tấn (đã được kiểm định)
  • Trọng lượng của tyren là 1.25 kg/1m
  • Đường kính của tyren 16mm – bước ren 6 mm
  • Độ dài dao động của tyren 1m – 2m – 3m

#3 Ty ren 17/Tyren D17

Tyren d17

  • Sản phẩm được dùng cho bát chuồn D17
  • Trọng tải lên tới 13 tấn (đã được kiểm định)
  • Trọng lượng của tyren là 1.5 kg/1m
  • Đường kính của tyren 17mm – bước ren 10 mm
  • Độ dài dao động của tyren 1m – 2m – 3m (hoặc theo yêu cầu)

Có bao nhiêu cách tạo ra ty ren?

Bên cạnh câu hỏi ty ren là gì thì câu hỏi có bao nhiêu cách tạo ra ty ren cũng được nhiều bạn quan tâm. Dưới đây là 2 phương pháp tạo ra ty ren:

  • Phương pháp tiện ren

Ty ren được tạo ra với độ dài dưới 2m, phôi tạo ty ren phải có độ cứng vừa phải. Tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng rộng rãi vì không mang lại hiệu quả kinh tế cao và chất lượng không được tốt.

  • Phương pháp cán ren

Phương pháp này có thể cho ty ren có độ dài vô tận (lý thuyết), thời gian sản xuất nhanh và cho cấp bền tốt hơn.

Hiện nay, người ta còn áp dụng thêm một phương pháp nữa chính là miết (áp dụng cho chi tiết rỗng hoặc tấm).

>>> Nên xem:

Mong rằng qua bài chia sẻ này có thể giúp trả lời câu hỏi ty ren là gì, có bao nhiêu loại và bao nhiêu cách tạo ra. Khi sử dụng bạn hãy tham khảo thêm để tiện khi sử dụng nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn