(MỚI 2022) Tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông

(MỚI 2022) Tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông

Trong hồ sơ thiết kế, việc tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông rất quan trọng, nó không chỉ đáp ứng được yêu cầu thiết kế được đặt ra mà còn đảm bảo chất lượng của công trình. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lực xiết bu lông và đai ốc chuẩn nhất.

Thế nào là lực xiết bu lông đai ốc?

Thực tế, lực xiết bu lông đai ốc chính là lực kết hợp với cánh tay đòn của dụng cụ xiết tạo nên mô-men xiết bu lông với lực vừa đủ lớn tác động lên đầu bu lông – đai ốc.

Sự kết hợp này nhằm tạo ra ứng suất căng ban đầu trong thân của bu lông, quá trình này để đảm bảo mối liên kết bu lông được kẹp chặt theo đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

lực siết bulong

Liên kết bu lông trong kết cấu này được chia thành 3 loại cụ thể như: Liên kết không trượt, liên kết chịu cắt và liên kết bu lông chịu kéo.

Lực xiết bu lông rất quan trọng, nếu việc xác định lực xiết bu lông không chuẩn, đồng thời lực tác động chưa đủ sẽ dẫn đến tình trạng ốc bu lông không chắc chắn, các mối gắn kết không đạt chất lượng. Chính vì thế mà việc tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt nam về lực xiết bu lông trong thi công là vấn đề được rất nhiều đội ngũ làm kỹ thuật quan tâm.

Yếu tố ảnh hưởng đến lực xiết bu lông đai ốc

Theo nghiên cứu, mỗi loại bu lông ốc vít đều có lực vặn tiêu chuẩn và được quy định trong tiêu chuẩn chung của quốc tế. 2 yếu tố ảnh hưởng đến lực xiết này bao gồm:

  • Cấp độ bền của bulong
  • Đường kính bulong

Tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông đai ốc

Để giải quyết những khó khăn khi lựa chọn đúng thông số và tìm hiểu những quy định liên quan đển lực xiết đối với bu lông, đai ốc – 2 tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiêt bu lông dưới đây sẽ góp phần đảm bảo công trình thi công đúng chất lượng.

#1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009

Quy định yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp, nghiệm thu các thiết bị cơ khí, kết cấu thép ở các công trình thủy lợi và thủy điện (bao gồm các loại thiết bị đường ống dẫn nước, thiết bị đóng mở cửa van, lưới chắn rác hay một số thiết bị chuyên dùng khác trong ngành.)

quy định lục siết bulong

Phạm vi tiêu chuẩn này áp dụng cho các kết cấu bằng hàn, bu lông, đinh tán hay các bộ phận động cho bánh răng, đai, bánh vít – trục vít, bánh răng – thanh răng.

#2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1976

Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành thay thế bởi tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về vít cấy, bu lông, đai ốc và vít.

Tiêu chuẩn này cũng quy định về lực xiết bu lông cường độ cao theo 1 số đơn vị tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết bị cơ khí, xây dựng, thủy lực, trong đó N = 1,356 Kgf.

lực siết bu lông là gì

Lưu ý: Tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông chỉ áp dụng đối với bu lông mới. Đồng nghĩa với không áp dụng bu lông đã qua sử dụng nhiều lần và những bu lông đã qua xử lý nhiệt luyện.

Theo đó, quy định về hệ số ma sát khi không có dầu hoặc mỡ được thể hiện là µ = 0,14. Đặc biệt, lực xiết bu lông phải được giảm xuống 20% khi dùng trong hệ thống bôi trơn bu lông mạ kẽm.

Cụ thể, bảng tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông và đai ốc được thể hiện như sau:

tiêu chuẩn về lực siết bu lông

Thông qua những thông tin đã được chia sẻ, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông, cũng như phạm vi quy định trong 2 tiêu chuẩn này. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt bu lông đai ốc hãy liên hệ với Mecsu qua hotline:  0286.657.2459 để được tư vấn nhanh nhất.

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Tán - Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/tan-dai-oc.GB

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Lông Đền: https://mecsu.vn/san-pham/long-den.WR

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn