[MỚI 2022] (Thyristor) SCR là gì? Cấu tạo và thông số SCR

[MỚI 2022] (Thyristor) SCR là gì? Cấu tạo và thông số SCR

(Thyristor) SCR được sử dụng rất nhiều trong ngành kỹ thuật. Anh em kỹ thuật dễ dàng tìm thấy chúng trong các bo mạch điện tử điều khiển. Hôm nay hãy cùng Mescu tìm hiểu rõ hơn về linh kiện này nhé!

SCR là gì?

SCR (hay còn gọi Thyristor), là một linh kiện bán dẫn 3 chân, đóng vai trò như một khóa điện tử có điều khiển.

SCR là gì

Hiểu đơn giản thì SCR chính là một điốt, được ghép bởi 2 Transistor có chiều đối nghịch nhau và có thể điều khiển được. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trong các bo mạch điện tử điều khiển.

Cấu tạo SCR

Cấu tạo của một SCR bao gồm:

Cấu tạo SCR

  • Bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ vào nhau (tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP)
  • Cực dương Anode (A)
  • Cực âm Cathode (K)
  • Cực khiển Gate (G)

Dòng điện chỉ được dẫn từ A sang K khi G được kích thích bởi một dòng điện.

Tìm hiểu về SCR

Nguyên lý hoạt động SCR

Nguyên lý hoạt động SCR

Nguyên lý hoạt động có thể chia làm 3 trường hợp sau

-> Cực G hở

Cực G hở nên VG = 0V, đồng nghĩa cực B không phân cực => Transistor 1 (T1) bị ngưng dẫn.

Khi T1 ngưng dẫn điện thì IB1 = 0 và IC1 = 0 => vùng Transistor 2 (T2) cũng ngưng dẫn điện.

Lúc này, SCR không có khả năng dẫn điện, cho nên IA = 0 và VAK = VCC.
Nếu tăng trở lại điện áp tại VCC sẽ làm dòng điện IA tăng theo, khiến SCR trở về trạng thái dẫn điện ban đầu.

-> Đóng khóa K

Đóng khóa K nghĩa là VG = VDC - IGRG, tức SCR có thể dẫn điện. T1 sẽ phân cực ở B1 và có thể dẫn điện.

Khi đó, IC1 = IB2 và IC2 = IB2, SCR có thể dẫn điện mà không cần IG phải hoạt động liên tục.

-> Phân cực ngược Thyristor

Phân cực ngược SCR nghĩa là nối cực A vào cực âm và K vào cực dương. Lúc này, tất nhiên SCR không có khả năng dẫn điện. Nếu tăng điện áp đến ngưỡng lớn nhất định, sẽ dẫn đến hiện tượng đánh thủng SCR; làm cho dòng điện chạy theo chiều ngược lại.

05 thông số SCR (Thyristor) quan trọng cần biết

#1 Thời gian mở

Chỉ khoảng vài chục micro giây. Đây là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để SCR có thể chuyển từ trạng thái ngưng sang trạng thái dẫn.

#2 Thời gian tắt

SCR nếu muốn chuyển sang trạng thái ngưng dẫn điện thì phải cho IG = 0 và VAK = 0. Trong đó, thời gian cho VAK = 0 phải đủ dài (khoảng vài chục micro giây) để SCR tắt hoàn toàn; nếu không VAK tăng trở lại thì SCR sẽ dẫn điện trở lại.

#3 Dòng điện kích cực tiểu

Là trị số dòng điện kích cực G nhỏ nhất đủ để điều khiển SCR dẫn điện. Nếu SCR có công suất càng lớn thì dòng điện cực tiểu phải càng lớn, thông thường sẽ từ 1mA đến vài chục mA.

#4 Dòng điện thuận cực đại

Là trị số dòng điện lớn nhất mà SCR có thể chịu đựng được liên tục mà không bị hư. Khi SCR dẫn điện, VAK khoảng 0,7V, nên công thức tính dòng điện thuận cực đại là:

Công thức tính dòng điện thuận cực đại

#5 Điện áp ngược cực đại

Là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K mà Thyristor chưa bị đánh thủng, thường khoảng 100V đến 1000V.

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/quat.nKKQ

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j


>>> Nên xem:

Trên đây là tổng hợp 1 số kiến thức về SCR, hy vọng Mescu đã giúp anh em kỹ thuật biết thêm về linh kiện cực hữu dụng này, nhằm giữ an toàn và nâng cao hiệu suất trong quá trình sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn