RFID: đặc điểm, ứng dụng & nguyên lý hoạt động (2023)

RFID: đặc điểm, ứng dụng & nguyên lý hoạt động (2023)

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, nhiều công nghệ mới ra đời và hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống. Trong đó, công nghệ RFID ngày càng phát triển và được sử dụng rất phổ biến. Hôm nay mình sẽ giúp các anh em tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, đặc điểm, ứng dụng và nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID trong bài viết dưới đây.

RFID là gì?

Đây là từ viết tắt của Radio Frequency Identification, là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng tần số vô tuyến điện. Theo đó, công nghệ này cho phép nhận biết đối tượng thông qua sóng vô tuyến từ xa. Từ đó có thể tự động xác định, theo dõi, giám sát lưu vết từng đối tượng.

RFID là gì

Như vậy, công nghệ RFID cho phép dữ liệu trên một con chip được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50cm tới 10 mét. Thông thường, một hệ thống RFID thường gồm 2 phần chính bao gồm thẻ tag là chip RFID chứa thông tin và một đầu đọc RFID.

→ Đặc điểm

Đặc điểm nổi bật của hệ thống RFID là không sử dụng tia sáng như mã vạch mà sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio. Ngoài ra, với công nghệ này thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý nào.

Và hiện nay, công nghệ này cũng được cải tiến nhiều mặt, vài loại thẻ có thể đọc xuyên qua được các môi trường và vật liệu như: băng đá, bê tông, tuyết, sương mù, sơn hay các điều kiện môi trường đặc biệt mà các công nghệ khác không thể xuyên qua.

Đặc điểm RFID

Hệ thống RFID có thể được chia nhỏ theo các nhóm tần số mà chúng hoạt động. Theo đó, tần số phụ thuộc vào kích cỡ của sóng radio được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các thành phần hợp thành nên hệ thống.

Có 3 nhóm tần số hệ thống RFID là tần số thấp (LF), tần số cao (HF) và tần số siêu cao (UHF) mà phổ biến nhất là các tần số từ 125Khz hoặc 900Mhz.

→ Nguyên lý hoạt động của RFID

Anh em có thể hình dung nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID như sau: Một thiết bị RFID đọc (reader) sẽ được đặt cố định ở một vị trí phát ra sóng vô tuyến điện ở một tần số cụ thể nào đó và phát hiện thiết bị phát xung quanh nó.

Khi đó nếu thiết bị RFID phát (tag) nằm trong vùng nhận được sóng điện từ này sẽ thu nhận năng lượng, sau đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Từ đó, RFID đọc sẽ biết được thiết bị phát nào đang hoạt động trong vùng sóng điện tử.

Nguyên lý hoạt động RFID

Với nguyên lý này chắc chắn không ít anh em thắc mắc vấn đề thực tế có rất nhiều mã khác nhau thì công nghệ này có bị nhầm lẫn không? Dĩ nhiên điều này cũng được các nhà phát minh, sản xuất công nghệ RFID lường trước, nên các anh em không cần lo về độ chuẩn xác của công nghệ này nhé.

Cụ thể, bên trong thẻ chip của công nghệ này đều chứa các mã nhận dạng khác nhau. Nếu là thẻ 32bit thì có thể chứa tới 4 tỷ mã số. Và khi sản xuất thì mỗi thẻ chip RFID sẽ chứa các mã nhận dạng chính xác và không bị nhầm lẫn. Điều này cũng giúp cho các thiết bị gắn RFID có độ an toàn và tính bảo mật cao.

→ Ứng dụng Radio Frequency Identification

Công nghệ Radio Frequency Identification (RFID) được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, thương mại. Việc xuất hiện của công nghệ RFID đã giúp đơn giản hóa nhiều công việc và mang lại hiệu quả cao hơn.

Một số lĩnh vực sử dụng công nghệ RFID như: quản lý kho, theo dõi sản phẩm, quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, phòng chống hàng giả,….

  • Trong quản lý kho

Công nghệ RFID thường được dùng để kiểm soát, phân loại sản phẩm trong các nhà kho lớn. Theo đó, các hàng hóa sẽ được dán RFID tag và thiết bị thu nhận tín hiệu phát ra từ tag (Antenna) sẽ được lắp tại nhiều vị trí trong kho sẽ nhận tín hiệu được truyền tới và chuyển cho thiết bị đọc (RFID reader).

Khi nhận được tín hiệu từ thiết bị Antenna, thiết bị đọc sẽ đọc dữ liệu và cập nhật lên hệ thống. Nhờ vậy, có thể giúp giảm thiểu sai lệch tồn kho, đỡ mất thời gian kiểm tra từng sản phẩm, cập nhật thông tin,…Và việc ứng dụng RFID để có được thông tin nhanh chóng, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn.

Ứng dụng RFID

  • Hệ thống chống trộm

Ngoài ra, công nghệ RFID còn được ứng dụng trong việc chống mất trộm tại các hệ thống bán lẻ của các cửa hàng, siêu thị. Các mã số hàng hóa sẽ được gắn chụp RFID tag và thiết bị đọc được đặt ở vị trí bên ngoài để kiểm soát. Khi hàng hóa chưa được tháo chip ra ngoài cửa kiểm soát sẽ bị thiết bị đọc nhận ra và phát âm thanh cảnh báo. Điều này giúp tránh mọi thất thoát và rủi ro cho cửa hàng.

  • Trong sản xuất

Trong sản xuất, hệ thống RFID cũng được ứng dụng để tối ưu dây chuyền sản xuất, xác định các sản phẩm đó được gia công đến công đoạn nào và kiểm soát tốt thời gian cũng như quy trình thực hiện. Nhờ đó, có thể giảm thiểu được các lỗi phát sinh và ngăn chặn việc tồn đọng trên dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh đó, RFID còn được ứng dụng trong hệ thống kiểm soát ra vào bằng thẻ từ, chấm công và quản lý nhân sự, trong giao thông vận tải, quản lý xe tại các bãi xe thông minh,…

→ Một số ví dụ ứng dụng RFID

Ứng dụng RFID ở Tesco giúp cải thiện quản lý trữ hàng, đẩy nhanh các công đoạn nhập và xuất hàng. Đồng thời công nghệ này cũng giúp cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa và giúp cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Ngoài ra, RFID cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tại cửa hàng thông qua việc gắn nhãn cho từng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ RFID

Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng trộm cắp, hay sản phẩm hết hàng mà không được cập nhật kịp thời. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán một cách tự động.

Ứng dụng công nghệ RFID tại Tesco:

Ứng dụng RFID ở Việt Nam là giải pháp hiệu quả chống mất trộm hàng hóa trong siêu thị hay Hệ các bãi giữ xe tự động. Với công nghệ này việc quản lý xe hoàn toàn trở nên tối ưu hơn.

Theo đó, các thông tin về xe, thời gian gửi xe và hình dáng của người ngồi trên xe đều được lưu lại tự động trên hệ thống dữ liệu nên tính an toàn rất cao. Công nghệ này không chỉ hạn chế tối đa tình trạng trộm cắp mà còn nhanh hơn việc bấm thẻ bình thường. Điều này có thể giảm được tình trạng ùn tắc

Hệ thống quản lý bãi xe bằng công nghệ RFID:

Dùng RFID vào chuỗi cung ứng sản xuất có tốt không?

Công nghệ RFID có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải đều có thể ứng dụng tốt trong tất cả các chuỗi cung ứng sản xuất. Để giúp các anh em có thể đánh giá công nghệ này có thật sự phù hợp hay không, hãy xem những ưu và nhược điểm của RFID trong sản xuất dưới đây:

→ Ưu điểm

Công nghệ RFID có thể thu thập dữ liệu, ghi lại và sửa đổi dữ liệu một cách dễ dàng. Điều này rất phù hợp trong việc theo dõi các hoạt động sản xuất có tính linh động cao, thường xuyên thay đổi, cập nhật.

Tốc độ scan bằng công nghệ RFID rất nhanh chóng, có thể xử lý số lượng lớn dữ liệu trong một lần. Nhờ vậy, có thể giúp tối ưu hóa thời gian, tránh ùn ứ hàng hóa, quy trình thanh toán cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, RFID còn được đánh giá cao về độ bền, và tính an toàn, có thể sử dụng được nhiều lần.

Ưu điểm RFID

Nhận dạng đối tượng một cách dễ dàng, không bị cản trở. Với những sản phẩm bị che hoặc một bộ phận bị sơn hoặc qua quy trình (ví dụ như đóng rắn) có thể dễ dàng phá hủy mã vạch thì RFID lại phát huy lợi thế nhận dạng bằng sóng vô tuyến. Thẻ vẫn được đọc mà không hề bị cản trở, người đọc cũng không phải lo lắng về đường nhìn.

→ Nhược điểm

RFID có chi phí đắt hơn mã vạch. Vì vậy, đối với loại hình sản xuất nhỏ, sản phẩm có giá thành rẻ thì chi phí sử dụng công nghệ RFID chưa thật sự phù hợp và cần được cân nhắc cẩn thận.

Ứng dụng RFID vào chuỗi cung ứng sản xuất

Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế và dễ bị nhiễu sóng trong các môi trường như kim loại, chất lỏng và hóa chất. Tất cả đều có thể cản trở hiệu suất của công nghệ RFID. Trong nhiều trường hợp, hệ thống RFID có thể bị quá tải với nhiều thông tin và các đầu đọc có thể đọc chồng lấn lên nhau.

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

 Mời anh em xem thêm bài viết khác:

Có thể thấy, công nghệ RFID mang lại vô số lợi ích và được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất, thương mại và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hứa hẹn công nghệ RFID sẽ ngày một hoàn thiện và phổ biến hơn nữa. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ RFID không hề đơn giản, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả cao và chi phí tối ưu nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn