[MỚI 2022] Relay là gì? Cách kiểm tra trạng thái Relay

[MỚI 2022] Relay là gì? Cách kiểm tra trạng thái Relay

Relay là cái tên không thể thiếu trong ngành điện tử bởi công dụng trên cả tuyệt vời của nó. Mescu xin tổng hợp một số kiến thức căn bản về Relay để anh em có thể nắm rõ hơn nhé.

Relay là gì? (Rơ le)

Relay là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện nhỏ nhưng có khả năng bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn rất nhiều.

Relay là gì

Hiểu một cách đơn giản hơn, relay là một đòn bẩy điện: nó dùng một dòng điện nhỏ để bật ra một dòng điện khác vào thiết bị được kết nối với nó, dòng điện được bật ra này lớn hơn rất nhiều lần so với dòng điện ban đầu.

#1 Cấu tạo relay

Về mặt chức năng, relay chia làm 3 phần chính:

  • Khối tiếp thu: nhận tất cả tín hiệu đầu vào, biến đổi nó thành một đại lượng cần thiết để truyền tín hiệu lại cho khối trung gian
  • Khối trung gian: tiếp nhận tín hiệu từ khối tiếp thu, và một lần nữa biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho relay tác động
  • Khối chấp hành: phát tín hiệu cho mạch điều khiển

Cấu tạo relay

Về cấu trúc cơ bản, relay bao gồm một lõi sắt từ được quấn quanh bởi cuộn dây kim loại đồng hoặc nhôm. Bộ phận này bao gồm phần tĩnh và phần động. Phần động được kết nối với một tiếp điểm động. Và một mạch tiếp điểm đóng cắt các thiết bị tải với dòng điện nhỏ, được cách ly bởi cuộn hút.

#2 Nguyên lý hoạt động relay

Relay hoạt động dựa trên một số nguyên lý cơ bản sau:

Nguyên lý hoạt động relay

  • Dòng điện đầu vào sẽ tạo ra một từ trường
  • Nhờ hút phần ứng mà từ trường này sẽ dần được chuyển hóa thành lực cơ học
  • Phần ứng động sẽ mở/đóng ít nhất một tiếp điểm điện
  • Mạch điện được chuyển sang tải (như động cơ, bóng đèn,...) nhờ vào các tiếp điểm này
  • Các tiếp điểm này sẽ tách ra và trở về trạng thái bình thường ban đầu khi từ trường biến mất (tức điện áp bị loại bỏ)
  • Các tiếp điểm này có thể thường đóng hoặc thường mở

#3 Công dụng relay (rơ le)

Relay có rất nhiều chức năng quan trọng mà không công cụ/thiết bị nào thay thế được:

  • Điều khiển, chuyển mạch dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác
  • Tách các mạch điều khiển ra khỏi mạch tải; hay mạch được cấp điện ra khỏi mạch cấp điện

Công dụng rơ le

  • Ngắt điện máy móc
  • Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp
  • Sử dụng cùng lúc nhiều relay để có các chức năng đơn giản AND, NOT, OR trong việc điều khiển tuần tự/khóa liên động an toàn

#4 Các thông số rơ le cần biết

Sau đây là các thông số anh em kỹ thuật cần lưu ý

Hiệu điện thế kích tối ưu

Đây là thông số sẽ quyết định anh em có thể sử dụng cái relay đó hay không. Ví dụ anh em cần sử dụng một bóng đèn có điện áp 220V lúc trời tối từ một cảm biến ánh sáng 5-12V.

Module relay

Tất nhiên anh em cần thêm một relay phù hợp để bật tắt bóng đèn này. Lúc này, anh em cần tìm mua loại module relay 5V hoặc 12V kích ứng tối ưu.

Hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa

Con số này xác định mức dòng điện và hiệu điện thế tối đa của thiết bị mà relay có thể đóng/ngắt. Chúng sẽ được tìm thấy trên thiết bị để anh em dễ quan sát.

Hiệu điện thế và cường độ dòng điện relay

Có bao nhiêu loại relay trên thị trường hiện nay?

Có 2 dạng relay: module relay đóng ở mức thấp và module relay đóng ở mức cao.

Các loại relay

2 module relay này giống nhau về: thông số kỹ thuật và linh kiện. Điểm khác biệt nằm ở transistor của mỗi module:

  • Transistor NPN - kích ứng ở mức cao
  • Transistor PNP - kích ứng ở mức thấp

03 cách kiểm tra trạng thái relay

Để xác định dạng của một relay, anh em có 3 cách sau:

  • Cách 1: nhanh nhất, hỏi trực tiếp người bán
  • Cách 2: kiểm tra bằng cách cấp nguồn vào chân điều khiển
  • Cách 3: tra google về nhãn hiệu, dòng sản phẩm relay. Nếu nó thuộc dạng NPN thì đó là relay kích ở mức cao, nếu là PNP thì là relay kích ở mức thấp.

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm của thương hiệu Bosch: https://mecsu.vn/thuong-hieu/bosch 

>>> 350+ Mã Sản Phẩm của thương hiệu Sata: https://mecsu.vn/thuong-hieu/sata 

>>> Đọc thêm:

Trên đây là tổng hợp một số kiến thức căn bản về relay. Mescu sẽ tiếp tục tổng hợp thêm một số kiến thức chuyên sâu về relay cho anh em trong các bài tiếp theo nhé. Hy vọng giúp được anh em trong công việc chuyên môn của mình.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn