IC mã hóa tín hiệu RF HT12E 

IC mã hóa tín hiệu RF HT12E 

HT12E là IC mã hóa tín hiệu cho hầu hết các module RF và IR. Nó là một bộ giải mã 12 bit sử dụng 8 bit địa chỉ và 4 bit dữ liệu. Các module RF và IR có thể giao tiếp trực tiếp với các bộ vi điều khiển đòi hỏi một chút lập trình phức tạp.

IC có 18 chân chức năng. Hơn nữa, bộ mã hóa này sẽ sử dụng các trạng thái logic làm đầu vào dữ liệu và địa chỉ. IC HT12D là bộ giải mã thích hợp nhất cho HT12E vì cả hai đều là 12-bit và có cùng số lượng chân địa chỉ và dữ liệu.

Sơ đồ chân của bộ mã hóa HT12E

Sơ đồ chân của bộ mã hóa HT12E

Mô tả cấu hình chân

Chân địa chỉ

Các chân Kết nối bên trong Mô tả chi tiết
A0 Chân 1 Mạch logic CMOS với điện trở Pull-up đầu vào và cổng truyền NMOS có diode bảo vệ. Chân1 đến Chân 8 là các chân địa chỉ. Trạng thái logic trên các chân này sẽ thiết lập địa chỉ 8-bit. Địa chỉ 8 bit có tổng 256 giá trị kết hợp khác nhau tạo ra 256 địa chỉ khác nhau. Hầu hết thời gian, tất cả các chân này được gắn vào mass hoặc nguồn nên tất cả các bit địa chỉ giống nhau. Trong trường hợp giao tiếp mở, một địa chỉ cụ thể phải được sử dụng giao tiếp an toàn.
A1 Chân 2
A2 Chân 3
A3 Chân 4
A4 Chân 5
A5 Chân 6
A6 Chân 7
A7 Chân 8

Chân nguồn và mã hóa tín hiệu

Các chân Kết nối bên trông Mô tả
VSS Chân 9 - Chân 9 là chân nối đất chung của bộ mã hóa. Chân nối đất cần được mắc thiết bị bên ngoài để có thể hoạt động với bộ mã hóa.
AD8 Chân 10 Mạch CMOS với điện trở Pull-UP đầu vào và cổng truyền NMOS có diode bảo vệ Chân 10 đến chân 13 là chân dữ liệu của bộ mã hóa. Bộ mã hóa truyền dữ liệu 12 bit có 8 bit địa chỉ và 4 bit dữ liệu. Các chân này có thể sử dụng giao tiếp với các vi điều khiển hoặc vi mạch.
AD9 Chân 11
AD10 Chân 12
A11 Chân 13
TE ' Chân 14 Mạch CMOS với điện trở Pull-UP đầu vào Chân 14 là chân cho phép truyền. Chân cho phép truyền cho phép dữ liệu truyền từ đầu vào dữ liệu đến chân đầu ra dữ liệu. Nó hoạt động như một công tắc cho phép điều khiển việc truyền dữ liệu bằng cách sử dụng các thiết bị bên ngoài.
OSC2 Chân 15 - Chân 15 là chân đầu ra dao động của bộ mã hóa. Trong HT12E có một bộ dao động bên trong và nó yêu cầu một điện trở bên ngoài 1Mohm để hoạt động có thể được gắn vào chân OSC2. Một bộ dao động bên ngoài có thể sử dụng được ở chân OSC2.
OSC1 Chân 16 - Chân 16 là chân đầu vào dao động của bộ mã hóa. Chân OSC1 sẽ sử dụng đầu vào bộ dao động bên ngoài hoặc đầu thứ hai của điện trở 1Mohm.
DOUT Chân 17 Tín hiệu đầu ra CMOS Chân 17 là chân xuất dữ liệu của HT12E. Dữ liệu 12 bit sẽ đi ra từ chân DOUT và chân này sẽ kết nối với thiết bị truyền tín hiệu bên ngoài.
VDD Chân 18 - Chân 18 là chân đầu vào cấp nguồn của bộ mã hóa.

Các tính năng của bộ mã hóa HT12E

  • Bộ mã hóa có thể mã hóa 4-word cùng một lúc.
  • Công nghệ logic CMOS giúp chống nhiễu.
  • Trong HT12E bộ tạo dao động chỉ yêu cầu điện trở 5% để hoạt động.
  • Các module RF và IR có thể sử dụng trực tiếp với bộ mã hóa.
  • Nó có hai package SOP và DIP.
  • Bộ mã hóa có thể chuyển đổi dữ liệu 4 bit sang dữ liệu nối tiếp.

Thông số kỹ thuật bộ mã hóa HT12E

  • Dải điện áp hoạt động từ 2.4 đến 12V.
  • Bộ mã hóa ở chế độ ngủ sử dụng dòng điện 0,1uA ở 5V.
  • Có 256 tổ hợp địa chỉ khác nhau có thể sử dụng được với HT12E

Ứng dụng mã hóa HT12E

  • Trong các hệ thống điều khiển từ xa, bộ mã hóa mã hóa dữ liệu để truyền đi.
  • Hầu hết các hệ thống thông minh IOT giao tiếp không dây cũng sử dụng HT12E để tránh tải dữ liệu thật lên internet.
  • Hệ thống báo động khói và báo động mã hóa tín hiệu bằng HT12E.

Sơ đồ khối

Sơ đồ sau đây mô tả cấu trúc bên trong của HT12E.

Sơ đồ khối

Nguyên lý hoạt động mã hóa tín hiệu của HT12E

Chức năng chính của bộ mã hóa là mã hóa dữ liệu đầu vào song song 12 bit và sau đó chuyển tiếp ra chân đầu ra. Trong 12 bit này, 8 bit từ các chân địa chỉ và 4 bit còn lại từ các chân đầu vào dữ liệu.

Các chân địa chỉ có 8bit mô tả địa chỉ của tín hiệu được mã hóa. Hầu hết các thiết bị mắc với bộ mã hóa chỉ phát tín hiệu. Tín hiệu được phát đi có một địa chỉ được bộ giải mã xác định để nhận dữ liệu. Địa chỉ để bảo mật cho hệ thống thông tin liên lạc.

Trong những trường hợp bên nhận hoặc bên gửi có cùng địa chỉ, thì sẽ có sự nhầm lẫn khi giao tiếp.

Các chân dữ liệu

Các chân này có 4bit và bốn chân này mô tả dữ liệu trong tín hiệu được mã hóa. Tín hiệu được mã hóa chủ yếu nhận được địa chỉ và dữ liệu ở dạng logic.

Tín hiệu đầu vào các chân này có thể được cấp thông qua các chân GPIO của các vi điều khiển. Để sử dụng bộ mã hóa với các thiết bị bên ngoài, hãy luôn kiểm tra điện áp hoạt động nếu không bộ mã hóa có thể bị phá hủy.

Cách sử dụng bộ mã hóa HT12E

HT12E cho khả năng điều khiển truyền tín hiệu bên ngoài. Hầu hết thời gian chân điều khiển vẫn hoạt động nhưng trong các trường hợp bảo mật đặc biệt, có thể được kiểm soát. Tín hiệu bộ mã hóa luôn mã hóa theo tốc độ bộ dao động.

Trong HT12E có một bộ dao động bên trong yêu cầu một điện trở bên ngoài 5% nhưng trong trường hợp bộ dao động có tốc độ cao, có thể sử dụng bộ dao động bên ngoài. Dữ liệu đầu ra của bộ mã hóa sẽ ở dạng nối tiếp.

Dữ liệu nối tiếp này có thể được gửi qua dây dẫn hoặc bằng bất kỳ thiết bị thứ ba nào như IR của RF, v.v. Để sử dụng bộ mã hóa, hãy tham khảo mạch sau:

Cách sử dụng bộ mã hóa HT12E

Ví dụ về mã hóa HT12E

Trong các ứng dụng điều khiển từ xa sử dụng HT12E. Bạn có thể nhận thấy có nhiều nút trên điều khiển từ xa và mỗi nút đều cung cấp một chức năng khác nhau. Mỗi nút của điều khiển từ xa sẽ gửi đầu vào dữ liệu khác nhau cho bộ mã hóa và sau đó bộ mã hóa chuyển nó đến chân đầu ra.

Đôi khi bạn có thể nhận thấy rằng điều khiển từ xa của các thiết bị khác nhau không hoạt động với nhau, vì nó có địa chỉ khác nhau. Những địa chỉ cho phép giao tiếp chính xác với các thiết bị mong muốn. Dưới đây là mạch phát tín hiệu IR với bộ mã hóa (có thể thay thế bộ truyền RF với IR):

Ví dụ về mã hóa HT12E

Ví dụ giao tiếp với Arduino

Ngoài mạch ví dụ trên, hãy tham khảo ví dụ giao tiếp bộ phát và bộ thu IR với Arduino.

  • Module thu và phát RF giao tiê[s với Arduino
  • Giao tiếp bộ thu-phát hồng ngoại với Arduino

Vấn đề bảo mật

HT12E sử dụng địa chỉ cùng dữ liệu để truyền. Địa chỉ có thể là từ 256 tổ hợp giá trị 8 bit. Điều này làm cho số lượng thiết bị giao tiếp bị hạn chế.

Trong hầu hết các trường hợp, tín hiệu được tạo ra bị rò rỉ vì tín hiệu được phát đi và không thể kiểm soát ở bên nhận. Bất kỳ máy thu tín hiệu nào cũng có thể lấy được địa chỉ của tín hiệu.

Việc giới hạn địa chỉ làm cho HT12E chỉ phù hợp giao tiếp ở một khoảng cách ngắn. Ở khoảng cách ngắn hơn, bộ gửi và bộ nhận có thể biết được nhau, như điều khiển từ xa TV, bảo mật trong gia đình, v.v.

Trong hầu hết các trường hợp, các chân địa chỉ sử dụng cùng một mức logic và không lấy địa chỉ phức tạp. Có thể nhận thấy trong các sản phẩm thương mại, một số ô tô điều khiển từ xa có thể được vận hành bằng một điều khiển từ xa tại một thời điểm.

Bởi vì chúng được thiết kế điều khiển ở khoảng cách ngắn và có cùng một địa chỉ cho tất cả sản phẩm.

Sơ đồ 2D HT12E

Sơ đồ 2D HT12E 

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

>>> Mời anh em xem thêm:

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn