Giới thiệu cảm biến Hall A3144, nguyên lý hoạt động và sơ đồ chân

Giới thiệu cảm biến Hall A3144, nguyên lý hoạt động và sơ đồ chân

Cảm biến Hall A3144 là loại cảm biến tích hợp và non-latching, được sử dụng rộng rãi để xác định cực từ. Cảm biến có 2 mặt, ví dụ một mặt xác định cực từ dương và mặt còn lại sẽ xác định cực từ âm.

Có hai loại cảm biến Hall chính có sẵn trên thị trường, loại đầu tiên có đầu ra analog và loại thứ hai có đầu ra digital. Nhưng ở đây chỉ nói về cảm biến Hall A3144 cho đầu ra digital.

Cảm biến Hall này có kích thước nhỏ, tiêu thụ ít điện năng và dễ dàng giao tiếp với các loại bộ điều khiển.

Ứng dụng nhiều trong hệ thống tự động hóa để đo tốc độ, bên trong cảm biến vị trí để phát hiện các đối tượng có từ tính, trong động cơ có chổi than (brushless DC motor) để phát hiện cực từ và trong hệ thống cảnh báo cửa từ, vv Các cảm biến này có sẵn trên thị trường hoặc trên các cửa hàng trực tuyến. Cảm biến Hall A3144 được hiển thị trong hình 1

Hình 1: Cảm biến Hall A3144

Hình 1: Cảm biến Hall A3144

Cấu hình chân của cảm biến Hall A3144

Cảm biến có ba chân được thể hiện trong hình 2. Chân đầu tiên là chân nguồn, sử dụng để cấp nguồn DC 5V cho cảm biến. Chân thứ hai là chân nối đất, sử dụng để cấp mass cho cảm biến.

Tương tự, chân thứ ba là chân đầu ra digital được kết nối giao tiếp với bộ điều khiển như vi điều khiển hoặc Arduino, v.v. Cần mắc thêm điện trở pull-up có giá trị 10k ohm vào giữa chân 1 và 3 để giữ cho đầu ra luôn ở mức logic cao khi không có từ trường. Và cần thêm 1 tụ điện 0,1μF mắc vào giữa chân 2 và 3 để lọc nhiễu tín hiệu đầu ra digital.

Cấu hình chân của cảm biến Hall A3144

Hình 2: Cấu hình chân của cảm biến Hall A3144

Nguyên lý hoạt động của cảm biến Hall A3144

Cảm biến Hall A3144 có một vật liệu có từ trường, nhưng các điện tích của từ trường này không ở vị trí tích cực. Các điện tích di chuyển đến vị trí tích cực khi có điện áp cấp vào các chân đầu vào.

Khi chùm hạt điện tích đi qua từ trường này thì có 1 lực tác dụng lên các hạt điện tích và chùm tia sẽ bị phản xạ trở lại theo đường thẳng. Chùm tia này sẽ dẫn điện. Sau đó, tạo ra một mặt phẳng có từ trường và mặt phẳng thứ hai có chùm tia mang dòng điện bị lệch.

Kết quả là, mặt thứ nhất có điện tích dương và mặt thứ hai mang điện tích âm. Các điện áp ở giữa hai mặt này được gọi là điện áp Hall. Nếu lực giữa chùm tia sáng và từ trường là bằng nhau, thì hai mặt sẽ k bị tách. Có nghĩa là không có sự thay đổi dòng điện, sau đó dùng điện áp Hall để đo mật độ từ thông.

Cách giao tiếp cảm biến Hall A3144 với bảng mạch Arduino

Để biết từ thông bằng cảm biến Hall, cần giao tiếp với một vi điều khiển. Để giao tiếp cảm biến Hall A3144 với bảng mạch Arduino cần thực hiện kết nối dây theo hình 3

Cách giao tiếp cảm biến Hall A3144 với bảng mạch Arduino

Hình 3: Giao tiếp cảm biến Hall A3144 với bảng mạch Arduino

Theo hình 3, cảm biến Hall được cấp nguồn qua bảng mạch Arduino và một đèn LED được kết nối ở đầu ra Arduino để kiểm tra có từ trường (đèn LED sẽ sáng khi có từ trường).

Sau khi kết nối dây, viết một chương trình logic đơn giản bằng thư viện Arduino. Sau đó tải xuống bảng mạch Arduino qua phần mềm Arduino IDE. Để kiểm tra hoạt động, hãy bật nguồn cho Arduino. Khi có bất kì nam châm nào đưa lại gần cảm biến Hall thì cảm biến sẽ cảm nhận được nam châm này và đưa tín hiệu logic cao đến Arduino và bật đèn LED.

Module cảm biến thay thế

APDS9960, BH1750, VL53L0X, DHT22, LM35, TLE4999I3, CCS811, BMP280, HC-SR505, MQ137, TMP36, A3144, PT100 RTD, cảm biến màu TCS230, cảm biến uốn cong, cảm biến hồng ngoại, cảm biến xung nhịp, cảm biến khí MQ-2, cảm biến mưa, cảm biến độ ẩm đất YL-69 hoặc HL-69, cảm biến ngọn lửa, cảm biến Hall, DHT11, MPX4115A.

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

>> Mời anh em xem thêm

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn