Chiết áp là gì? Ký hiệu & cách đấu chiết áp chuẩn (2023)

Chiết áp là gì? Ký hiệu & cách đấu chiết áp chuẩn (2023)

Là một loại linh kiện phổ biến, chiết áp được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu về nguyên lý và cách sử dụng chiết áp. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chiết áp là gì?

Chiết áp có tên tiếng Anh là Potentiometer. Đây là một loại linh kiện điện tử không thể thiếu trong bộ chia áp. Một cách dễ hiểu, chiết áp là điện trở chia áp (điện trở là linh kiện giúp hạn chế dòng điện đi qua). Trên chiết áp sẽ có một điểm di động hoặc nhiều hơn để chia điện trở thành nhiều phần giá trị bù nhau.

Chiết áp là gì

Tại tiếp điểm này, giả sử đặt lên điện trở một điện áp V thì điện áp sẽ có giá trị tỷ lệ giá trị điện trở. Cũng từ đó, cái tên “chiết áp” được ra đời và ứng dụng rất nhiều trong hai lĩnh vực lớn là thiết bị điện và điện tử.

Tóm lại chiết áp là điện trở nhưng có thể thay đổi giá trị giúp kiểm soát được cường độ dòng điện qua mạch điện. Ví dụ, đường dây tải tín hiệu đang là 20V nhưng có thể hạ xuống 15V, 10V, 5V… theo mong muốn với chiết áp. Lưu ý có nhiều người gọi chiết áp là triết áp ( do lỗi chính tả)

→ Ký hiệu chiết áp

Trong bản vẽ mạch điện, chiết áp sẽ được ký hiệu khá đơn giản. Tùy theo những loại chiết áp khác nhau, có thể sẽ được ký hiệu khác nhau như sau:

Ký hiệu chiết áp

Trong đó:

  • Hình a: là chiết áp có 1 tiếp điểm
  • H. b: là chiết áp có 2 tiếp điểm
  • H. c: là chiết áp có các điểm ra bù

Ngoài ra, chiết áp còn được ký hiệu như sau:

(IEC Standard)
(ANSI Standard)

Các kí hiệu trên của chiết áp sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn mỗi quốc gia hay yêu cầu của mỗi bản vẽ mạch điện.

→ Đặc điểm

Cũng có khá nhiều loại chiết áp khác nhau, với mỗi loại đều sẽ có những đặc điểm riêng.

Theo vật liệu, chiết áp có 02 loại chính là chiết áp được làm bằng màng than graphit (hoặc vật liệu tương đương) và chiết áp có dây điện trở quấn lên trụ lõi.

Và các chuyên gia đã chỉ ra chiết áp màng than có độ chính xác, ổn định với lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Còn với chiết áp dây điện trở quấn sẽ phù hợp trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử đo đạc và phân tích.

Theo hình dạng của biến trở, cũng có những đặc điểm riêng. Như chiết áp trượt với thanh trượt hình dạng dài, phẳng và có tiếp điểm di động thiết kế trên cần trượt. Chiết áp dạng xoay thì có tấm điện trở vòng cung, tiếp điểm di động thiết kế trên cần xoay. Hay chiết áp Helipot có một trụ dây quấn, trụ được quấn thành dạng lò xo, số vòng có thể thay đổi tùy bên kỹ thuật, thường là 10 vòng xoay.

Đặc điểm chiết áp

Trong đời sống, chiết áp xoay và chiết áp thanh trượt thường được dùng cho các thiết bị điện dân dụng còn các thiết bị kỹ thuật yêu cầu chính xác cao sẽ ưu tiên sử dụng chiết áp dây quấn hơn.

Thông thường các loại chiết áp chỉ có một tiếp điểm di động, tuy nhiên, theo từng trường hợp đặc biệt có thể có chiết áp có hai tiếp điểm, chiết áp điểm bù. Chiết áp có hai tiếp điểm tức là lấy hai mức chia áp. Còn chiết áp điểm bù tức là chiết áp có thêm các điểm nối ra phụ từ phần thân điện trở.

→ Chiết áp có công dụng gì?

Chiết áp có tính năng giúp kiểm soát sự sụt giảm điện áp trong trong trường hợp mạch nối tiếp hoặc kiểm soát dòng điện chạy qua mạch mà nó được kết nối song song. Do đó, chiết áp được sử dụng rất rộng rãi, có thể ngay trong những thiết bị xung quanh nhưng bạn không ra.

Mỗi loại chiết áp cũng có những ứng dụng riêng. Phổ biến, chiết áp được dùng các thiết bị âm thanh, thiết bị chiếu sáng, các thiết bị cảm biến.

Công dụng chiết áp

Nếu dùng trong thiết bị âm thanh, chiết áp biến thiên logarit được ưu tiên vì tai người cảm nhận được gia tăng âm lượng theo logarit và phi tuyến tính. Trong trường hợp này, chiết áp được liên kết với các nút vặn hay bộ quay điều khiển âm lượng.

Còn trong các thiết bị chiếu sáng và các mạch, chiết áp biến thiên tuyến tính được sử dụng nhiều hơn. Theo đó, chiết áp sẽ làm thay đổi tuyến tính và tỷ lệ góc quay.

→ Sơ đồ chiết áp trong mạch

Tham khảo sơ đồ chiết áp trong mạch như sau:

[caption id="attachment_13653" align="aligncenter" width="695"]Sơ đồ chiết áp trong mạch Sơ đồ chiết áp trong mạch với 2 đường tín hiệu ra loa[/caption]

Trong đó:

  • Đường màu hồng: R_ Right, là đường dẫn loa phải
  • Đường màu xanh: L_ Left, là đường dẫn loa trái
  • Input: là đường các dòng tín hiệu được đi vào

Từ sơ đồ trên, có thể thấy các dòng tín hiệu đi vào theo đường Input, qua chiết áp. Tại chiết áp, sẽ có các nút điều chỉnh nhờ đó sẽ kiểm soát được số tín hiệu được đi qua. Tín hiệu đầu ra sẽ đi theo đường R và đường L. Nhờ đó, có thể dễ dàng tác động tăng giảm âm lượng cho các thiết bị loa.

Tương tự, trong mỗi mạch điện, đều sẽ có sơ đồ cụ thể. Theo từng thiết bị điện tử khác nhau, từng loại chiết áp được dùng khác nhau và các sơ đồ này cũng sẽ khác nhau.

Có bao nhiêu loại chiết áp?

Thực tế, chiết áp có rất nhiều loại và có thể dựa vào một số đặc điểm như chúng tôi đã cung cấp ở trên để phân loại. Tuy nhiên, trong giới kỹ thuật, thường sẽ chia chiết áp thành hai loại là chiết áp 3 chân và chiết áp 6 chân.

→ Chiết áp 3 chân

Chiết áp 3 chân khá đơn giản và thông dụng. Chúng được chế tạo như một Dimmer và được sử dụng chủ yếu trong điện dân dụng. Có cấu tạo đơn giản với ba bộ phận chính là con chạy, một cuộn dây làm bằng hợp kim có điện trở lớn và chân ra (3 chân) để kết nối với mạch điện. Ngoài ra, trên chiết áp ba chân sẽ có nút vặn để bạn thay đổi điện trở, từ đó điều khiển được các thiết bị điện.

Chiết áp 3 chân

Chiết áp ba chân được ứng dụng nhiều nhất, có thể bắt gặp chúng trong các thiết bị chiếu sáng hay quạt điện. Để rõ hơn về cách hoạt động của chiết áp ba chân, bạn có thể tham khảo phần “ cách đấu chiết áp quạt trần” ở bài viết.

→ Chiết áp 6 chân

Không phổ biến như chết áp ba chân, nhưng chiết áp 6 chân cũng rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Trong các thiết bị âm thanh không thể thiếu linh kiện này.

Chiết áp 6 chân có 6 tiếp điểm để nhận và truyền tín hiệu. Trong chiết áp 6 chân cũng có thể được chia thành chiết áp 6 chân đôi ( chiết áp 6 chân 2 tầng) và chiết áp 6 chân 1 tầng. Cách hoạt động của hai loại chiết áp 6 chân này cũng tương đối khác nhau.

Chiết áp 6 chân

Chiết áp 6 chân đôi thì hoạt động tương tự chiết áp 3 chân, thay vì phải dùng 2 chiết áp 3 chân thì có thay thế bằng loại chiết áp này. Mỗi tầng ( 3 chân) của chiết áp 6 chân đôi sẽ dẫn ra một kênh loa left hay right.

Với đặc điểm này, vừa tiết kiệm được không gian, vừa tiết kiệm được linh kiện do đó giảm được chi phí. Tuy nhiên, sẽ có sự đồng bộ giữa cả loa trái và loa phải, tức là khi vặn nút một lần sẽ làm thay đổi âm thanh cả hai bên loa.

Chiết áp 6 chân 1 tầng hoạt động phức tạp hơn, sử dụng để điều chỉnh tối đa cho bốn thiết bị và truyền tín hiệu cố định cho 1 thiết bị nữa.

Hướng dẫn cách đo chiết áp chuẩn

Các thông số kỹ thuật của các linh kiện điện tử nói chung và chiết áp nói riêng thường sẽ được các nhà sản xuất ghi trực tiếp trên thiết bị. Việc tự đo đạc giá trị chiết áp có thể sẽ chênh lệch một chút do dòng điện không chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, vẫn có thể dùng cách này đo chiết áp để kiểm tra chiết áp còn sử dụng tốt không:

  • Chuẩn bị đồng hồ vạn năng. Điều chỉnh thang đo trên điện trở vạn năng sao cho giá trị trên đồng hồ cao hơn tổng trở của biến trở.
  • Có 2 giắc nối, là giắc đỏ và giắc đen. Tiến hành cắm giắc đen vào cực âm, giắc đỏ cắm vào cực dương

Tiến hành cắm giắc nối

  • Vặn núm của biến trở về kịch bên trái, đặt 2 que đo vào 2 đầu biến trở, sau đó từ từ vặn núm của biến trở về bên phải đến hết mức. Bạn cũng có thể làm như trên nhưng theo chiều ngược lại đều được.
  • Sau khi đo đạc được thông số, hãy tổng hợp lại và làm thêm một số lần. Cộng các kết quả chia trung bình sẽ ra giá trị biến trở tương đối chính xác.

Đo đạc thông số chiết áp

Cách đo chiết áp tương đối đơn giản, tuy nhiên, để tăng độ chính xác có thể tăng số lần đo. Nếu như kết quả trung bình nhận được gần bằng hoặc bằng với giá trị được nhà sản xuất ghi trên chiết áp chứng tỏ chiết áp đang hoạt động bình thường. Nếu như giá trị chênh lệch khá nhiều, có thể do cách đo sai hoặc chiết áp của bạn đã đến lúc cần được thay thế.

Khi đo chiết áp, người dùng nên lưu ý:

  • Đảm bảo mạch được cắt nguồn điện trước khi tiến hành đo chiết áp
  • Không sử dụng tay tiếp xúc đồng thời vào cả hai que đo và chân của chiết áp. Vì khi tay tiếp xúc có thể khiến que đo và chân biến trở tiếp xúc kém, không đo được kết quả chính xác như mong muốn.

Hướng dẫn cách đấu chiết áp quạt trần

Như đã giới thiệu, chiết áp ba chân được ứng dụng rất hiệu quả trong các thiết bị điện như quạt trần. Chiết áp quạt trần được thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, giúp thay đổi tốc độ quay của quạt.

Cách đấu chiết áp quạt trần cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo cách nối theo sơ đồ dưới đây:

Cách đấu chiết áp quạt trần

Có thể thấy, cách đấu chiết áp quạt trần đơn giản hơn đấu chiết áp trong thiết bị âm thanh. Bạn có thể nối chiết áp quạt trần một cách dễ dàng trong thời gian ngắn. Nhưng hãy lưu ý, nối đúng cực với các chân chiết áp, sẽ có những ký hiệu màu sắc khác nhau để người dùng phân biệt, màu sắc tương đồng sẽ được nối với nhau.

>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/quat.nKKQ

>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j

Mời anh em xem thêm bài khác:

Hy vọng với một số chia sẻ của Mecsu về chiết áp, đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị về loại linh kiện rất gần gũi xung quanh ta. Hiểu về chiết áp và cách hoạt động của nó sẽ rất có lợi, đặc biệt là với các anh em dân kỹ thuật.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn