[MẸO] Cách sử dụng đồng hồ vạn năng chuẩn xác (2023)

[MẸO] Cách sử dụng đồng hồ vạn năng chuẩn xác (2023)

Đồng hồ vạn năng là công cụ hữu ích được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nhờ có những tính năng nổi bật có thể đo điện trở, nhiệt độ, dòng điện,...giúp anh em biết được thiết bị điện tử có gặp phải vấn đề nào không? Tuy nhiên để đo bằng đồng hồ một cách chính xác nhất thì hãy theo dõi bài viết sau.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng theo từng chức năng

#1 Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở

Để thực hiện đo điện trở sao cho chuẩn xác nhất khi sử dụng đồng hồ vạn năng anh em nên tham khảo hướng dẫn sau đây:

lam the nao dong ho van nang do dien tro

Đầu tiên là anh em hãy đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở Ω. Sau đó để que đo màu đen cắm vào cổng chung COM, đồng thời que đo màu đỏ vào cổng V/Ω. Tiếp theo là anh em hãy cắm que màu đen vào đầu COM và que đỏ hướng vào dấu (+).

Khi hoàn thành cách nối các que vào đồng hồ thì hãy đặt 2 que của thiết bị này vào 2 đầu điện trở. Để đo điện trở đòi hỏi sự chính xác cao thì hãy chọn thang đo với độ lệch của kim nằm trong khoảng ½ thang đo là được.

Tại đây, anh em có thể bắt đầu đo điện trở và nên đo điện trở thêm lần nữa để có được kết quả chính xác nhất. Cuối cùng là đọc kết quả thu được trên màn hình hiển thị.

→ Một số lưu ý khi đo điện trở

Tuy nhiên, anh em hãy lưu ý một số điều sau đây để tránh trường hợp kết quả đo điện trở không chính xác. Cụ thể:

co nen mua dong ho van nang trung quoc

  • Đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở không thể đo được điện áp và dòng điện. Nếu không thì đồng hồ sẽ bị hư hỏng ngay lập tức nên anh em hãy cẩn thận.
  • Khi đo điện trở trong mạch tốt nhất là không nên được cấp điện mà hãy nên tắt nguồn trước.
  • Đo điện trở nhỏ hơn 10Ω nên để que đo và chấn điện tiếp xúc với nhau để mang lại kết quả tốt nhất.
  • Khi đo điện trở lớn hơn 10kΩ thì tay của anh em không nên tiếp xúc với que đo. Nếu không điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm cho kết quả đo không chuẩn xác.

#2 Cách sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch

Khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch hãy nên kiểm tra các công tắc điện xem thử còn hoạt động tốt không? Đồng thời quan sát dây dẫn và dây tóc bóng đèn có bị đứt hay không? Nếu không gặp các vấn đề trên thì anh em hãy đo thông mạch bằng cách sau.

huong dan dan dung dong ho van nang kiem tra thong mach

Trước tiên là anh em nên để đồng hồ đo sang thang đo có kí hiệu X1 tại khu vực đo Ω. Với đồng hồ số thì anh em sẽ điều chỉnh sang chế độ đo thông mạch. Sau đó sử dụng cặp que của đồng hồ đo gắn vào 2 đầu của dây dẫn và bắt đầu quá trình đo thông mạch.

Trường hợp dây dẫn bị đứt thì kim đồng hồ sẽ không di chuyển lên hoặc còi không kêu (tùy loại). Mặt khác, dây dẫn không còn nguyên vẹn sẽ làm cho kim đồng hồ đứng yên.

lam the nao dong ho van nang kiem tra thong mach

Việc đo thông mạch vô cùng hữu ích bởi nó sẽ giúp anh em nhận biết được các thiết bị điện, điện tử có bị hỏng hay không? Nó thực hiện bằng cách kiểm tra khả năng truyền điện, truyền tín hiệu cho tín hiệu nguồn điện.

#3 Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ điện

Nhằm biết được mức độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện thì anh em cũng có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để đo đạc. Với kết quả đo tốt hay không thì sẽ phụ thuộc các hiện tượng sau đây:

huong dan dung dong ho van nang do tu dien

  • Kim phóng nạp trong quá trình đo cho thấy tụ C1 vẫn còn hoạt động tốt.
  • Còn kim phóng nạp di chuyển lên nhưng lại không quay vị trí cũ khi tụ C2 bị dò.
  • Ngoài ra, kim đồng hồ chạm đến vạch 0Ω và không trở về vị trí ban đầu khi tụ C3 bị chập.

tu dien bu dong bo cong suat phan khang

Việc tụ bị dò hoặc chập như các tình trạng trên đây thường xảy rất ít mà chủ yếu dễ bị khô. Do đó khi đo tụ hóa để biết được chính xác mức độ hỏng của tụ nên cần so sánh với tụ mới của điện dung. Ngoài ra trong quá trình đo tụ phóng nạp thì anh em phải đảo chiều của que đo vài lần để độ phóng nạp tốt nhất.

#4 Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện

Điều chỉnh đồng hồ vạn năng tại thang đo A~ nhằm mục đích đo dòng điện xoay và thang đo A- để đo được dòng điện một chiều.

Sau đó, anh em cắm que màu đen vào cổng chung COM. Đồng thời, que màu đỏ vào cổng 20A khi đo dòng điện có cường độ lớn cỡ A và vào mA khi đo dòng điện có cường độ nhỏ cỡ mA.

huong dan dung dong ho van nang do dong dien

Tương tự như cách đo điện trở, anh em cắm que đen gắn vào đầu COM và que đỏ cho vào đầu có kí hiệu là (+). Và đặt chuyển mạch điện của đồng hồ tại thang DC.A với 250mA. Sau đó, các mạch thí nghiệm nên tắt nguồn điện. Đồng thời là kết nối que đo màu đỏ về hướng (+) và que đo màu đen về hướng (-) theo chiều dòng điện.

cach do cuong do dong dien bang dong ho van nang

Khi đặt que về hai cực âm và cực dương rồi bật điện cho các mạch thí nghiệm. Cuối cùng, anh em có thể đọc kết quả trên màn hình hiển thị LCD. Trường hợp kết quả thu được nhỏ hơn 25mA nên chuyển mạch thành DC.A - 25mA để có được kết quả chính xác nhất.

Nếu anh em chưa hiểu rõ về dòng điện, hãy đọc ? Cường độ dòng điện là gì? nhé.

#5 Cách dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điốt

Anh em hãy chuyển núm về khu vực đo điện trở, thông mạch, điốt và đồng thời nhấn nút SELECT để sang chế độ kiểm tra điốt.

huong dan dung dong ho van nang kiem tra diot

Sau đó cắm que màu đỏ vào cổng VΩHz rồi gắn que màu đen vào cổng COM. Lúc này, anh em xác định hai cực Anot và Catot của điốt. Khi xác định xong sẽ tiến hành nối que đỏ vào Anot và que đen vào Catot theo phương pháp đo thuận.

lam the nao dong ho van nang kiem tra diot

Hoàn thành các quá trình trên anh em có thể xem kết quả giá trị đo trên đồng hồ vạn năng. Nếu giá trị hiển thị trong khoảng 0.25 – 0.3 là điốt gecmani và giá trị từ 0.7 là điốt silic. Cuối cùng, anh em hãy thực hiện đảo chiều que đo để biết được điốt tốt hay không bằng việc đồng hồ hiển thị “OL”.

Việc kiểm tra điốt nhiều lần khiến điốt bị đứt hoặc hỏng nên anh em hãy lưu ý điều này. Ngoài ra khi đo lại hai chiều đều lên 0.0VDC báo hiệu điốt gặp phải tình trạng chập điện.

#6 Cách dùng đồng hồ vạn năng đo nhiệt độ

Bên cạnh những tính năng trên đây thì đồng hồ vạn năng còn có công dụng đo nhiệt độ. Nó giúp kiểm tra nhiệt độ hoạt động của thiết bị có nằm trong mức cho phép hay không. Với cách đo nhiệt độ thì anh em hãy hướng dẫn kiểm tra như sau:

[caption id="attachment_9290" align="alignnone" width="695"]huong dan dung dong ho van nang do nhiet do cách sử dụng đồng hồ vạn năng[/caption]

Đầu tiên là vặn núm điều chỉnh sang chế độ đo nhiệt độ, anh em có thể đo được cả oC lẫn oF. Sau đó, anh em tiến hành cắm sensor đo nhiệt độ vào các cổng được ký hiệu là (+) và (-). Tại đây có thể đưa đầu sensor đến các vị trí cần đo và cuối cùng là đọc giá trị nhiệt độ thu được trên màn hình hiển thị.

Ngoài việc đo nhiệt độ của các thiết bị thì đồng hồ còn kiểm tra lỗi của thiết bị xem có phù hợp với công việc như sữa chữa máy lạnh, động cơ,...

? Sai lầm thường gặp khi dùng đồng hồ vạn năng?

Khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, đo tụ điện, kiểm tra thông mạch,...rất dễ mắc phải những sai lầm sau:

sai lam thuong gap khi dung dong ho van nang

→ Chọn dải đo nhỏ và không ước tính điện áp cần đo

Với ổ cắm có hiệu điện thế 220V bao gồm dải đo 10V sẽ khiến cho đồng hồ tăng số mạnh. Điều này làm cho đồng hồ vạn năng sẽ cho ra kết quả sai hoặc bị hư hỏng.

→ Áp dụng thang đo điện trở dùng để đo tín hiệu điện áp

Khi đo điện trở nhưng lại chọn nhầm thang đo điện áp có thể đồng hồ sẽ bị hư ngay tức khắc và không thể hoạt động được nữa.

→ Áp dụng thang đo dòng điện dùng để đo hiệu điện thế.

Giống như trên, anh em dự tính đo hiệu điện thế nhưng vô tình lại chọn đo dòng điện dẫn đến đồng hồ bị cháy. Việc này sẽ gây nguy hiểm nên anh em hãy tiến hành đo cẩn thận và tỉ mỉ.

→ Không xả tụ điện trước khi thực hiện quá trình đo đạc.

Khi đo tụ điện bằng đồng hồ hãy nên xả tụ trước khi đo, bởi trong đây tích trữ lên đến hàng trăm V. Nếu không xả tụ sẽ khiến đồng hồ bị hỏng ngay lập tức do điện áp quá tải.

→ Nên tiến hành đo các tụ điện từ biến áp xung và cuộn dây cao tần

Một số tín hiệu đo độ tự cảm của cuộn dây bao gồm biến áp xung, cuộn dây cao tần,... sẽ sinh ra điện áp cao trong lúc đo. Do đó nên khi đo trực tiếp các đầu của cuộn dây mà không xả tụ dẫn đến quá áp khiến đồng hồ bị hỏng.

→ Dịch chuyển thang đo trong lúc que đo đang có điện.

Khi thực hiện công việc đo bằng đồng hồ vạn năng anh em tuyệt đối không được dịch chuyển que đo. Nếu không sẽ khiến thiết bị này bị cháy và gây tóe lửa gây nguy hiểm đến người đo.

Những sai lầm trên đây anh em cần lưu ý để không phải mắc những lỗi trên. Nếu không cẩn thận trong quá trình đo đạc sẽ làm cho đồng hồ vạn năng hư hỏng ngay lập tức. Hơn thế nữa là đồng hồ sẽ bị cháy nên hãy thật cẩn trọng khi đo.

Làm thế nào để đọc đúng chỉ số trên đồng hồ vạn năng?

cach doc chi so ac tren dong ho van nang

Khi nhìn vào kết quả đo nhiều  anh em lúng túng vì có rất nhiều trị số khác nhau hiển thị trên màn hình. Nếu chưa biết cách đọc của các chỉ số trên đồng hồ vạn năng khi đo dòng điện và điện áp, anh em có thể theo dõi cách đọc sau.

→ Cách đọc chỉ số AC trên đồng hồ vạn năng

Thực hiện đo điện áp AC khi áp dụng đồng hồ vạn năng, anh em hãy đọc các giá trị trên vạch có ký hiệu là AC.10V. Tại đây, anh em đo ở thang có mức giá trị khác có thể tính theo tỷ lệ. Chẳng hạn như khi để thang đo ở mức 250V với một chỉ số của vạch là 10 số thì tương đương với 25V.

→ Cách đọc chỉ số DC trên đồng hồ vạn năng

Thực hiện đo điện áp DC bằng việc sử dụng đồng hồ điện năng thì anh em chỉ nên đọc các giá trị số trên vạch có ký hiệu là DCV.A. Cách đọc như sau:

  • Khi để thang đo ở mức 250V, anh em hãy đọc vạch mà có giá trị lớn nhất là 250.
  • Thang đo ở mức 10V, anh em hãy đọc vạch mà có giá trị lớn nhất là 10.
  • Để thang đo ở mức 1000V đồng thời không có vạch ghi nào, anh em hãy đọc vạch mà có giá trị lớn nhất Max = 10.

Nên mua đồng hồ vạn năng của hãng nào?

#1 Fluke

Fluke là thương hiệu đến từ Mỹ được thành lập vào năm 1948 với các công cụ mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, sản phẩm đồng hồ vạn năng của Fluke được các chuyên gia đánh giá cao về thiết kế và tính năng. Thiết bị có khả năng thực hiện đa dạng các phép đo như đo dòng điện, đo điện áp,....đồng thời còn hỗ trợ đo tần số, nhiệt độ,...

dong ho van nang model fluke 789

Các dòng máy đồng hồ vạn năng của Fluke có dải đo có hiệu điện thế lớn dao động từ 600 - 2000V. Hơn thế nữa, sản phẩm còn kết nối được với một số thiết bị điện tử thông minh nhằm phục vụ tốt cho quá trình đo lường.

Thương hiệu được rất nhiều khách hàng ưa chuộng đặc biệt là các đối tượng như kỹ thuật viên, kỹ sư, nhà đo lường, nhà sản xuất thiết bị y tế,... Các công cụ của Fluke giúp kết nối doanh nghiệp với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới.

#2 Sanwa

Sanwa là thương hiệu đến từ Nhật Bản với sản phẩm nổi bật của hãng đó là đồng hồ vạn năng. Thiết bị sở hữu nhiều công năng tiện ích giúp mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

dong ho sanwa yx360trf

Đồng hồ vạn năng của Sanwa được thiết kế nhỏ gọn áp dụng cho đa dạng đối tượng khác nhau. Thiết bị mang lại kết quả đo chính xác rất cao sau khi hoàn thành công việc đo với thời gian ngắn nhất chỉ tầm khoảng 3 lần/giây.

Khi không sử dụng trong tầm khoảng 15 phút thì máy có chế độ tự động tắt nguồn. Ngoài ra đồng hồ vạn năng của thương hiệu sử dụng khá đơn giản, chỉ với một vài thao tác là có thể cho ra kết quả chuẩn nhất.

#3 Kyoritsu

Kyoritsu là thương hiệu cũng đến từ đất nước Nhật Bản. Với đồng hồ vạn năng được xem là dòng sản phẩm nổi bật nhất của hãng. Tuy rằng sản phẩm không được thiết kế bắt mắt so với các thương hiệu trên. Nhưng Kyoritsu nổi tiếng với các loại đồng hồ vạn chuyên dùng ứng dụng cao trong các lĩnh vực đặc thù như điện lực, than khoáng sản, viễn thông,...

tieu chi chon dong ho van nang kyoritsu

Sản phẩm có tuổi thọ sử dụng với thời gian dài lâu so với các dòng máy khác trên thị trường. Đặc biệt, thiết bị có thể chịu đựng sự va đập mạnh và các tác động từ môi trường xung quanh.

>>> 10000+ Mã Sản Phẩm Bulong: https://mecsu.vn/san-pham/bulong.Jea

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Long Đền: https://mecsu.vn/san-pham/long-den.WR

>>>800+ Mã Sản Phẩm Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/tan-dai-oc.GB1j

 Mời anh em đọc thêm:

Nếu anh em cần nhiều thông tin hơn, cùng ? tìm kiếm bài viết đồng hồ vạn năng

Những chia sẻ về cách sử dụng đồng hồ vạn năng trên đây chắc hẳn anh em phần nào hiểu rõ hơn về thiết bị này. Cùng với đó là những giới thiệu về các thương hiệu của đồng hồ vạn năng nổi tiếng hiện nay. Nếu còn những thắc mắc nào về sản phẩm này thì anh em kỹ thuật có thể đặt câu hỏi trong bình luận dưới đây.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn