Cách đọc ký hiệu bu lông chuẩn xác nhất

Cách đọc ký hiệu bu lông chuẩn xác nhất

Theo các bộ tiêu chuẩn thì bu lông, đai ốc được chia làm các cấp khác nhau với các ký hiệu phân biệt. Vậy cách đọc ký hiệu bu lông như thế nào là chính xác? Cùng tìm hiểu nhé!

#1 Cấp của bu lông

Có thể bạn chưa biết, cấp độ bền của bu lông chính là khả năng chịu được dưới sự tác động của các loại ngoại lực, trong đó bao gồm: Lực xiết, lực cắt, lực nén, lực kéo…

Bên cạnh đó thì cấp bền của bulong được thể hiện rõ ràng qua các chỉ số về giới hạn chảy và giới hạn bền.

Dựa vào cấp độ bền mà người ta chia bu lông và đai ốc thành các cấp, tương ứng với 2 cấp theo hệ mét và bu lông cấp hệ inch.

Cấp độ bền của bu lông

Cấp bền của bu lông tính theo hệ mét

Cách đọc ký hiệu bu lông theo cấp độ bền hệ mét được quy định cụ thể với 2 chữ số phân cách nhau bởi dấu chấm ngay đỉnh bu lông. Ký hiệu này cho biết về giới hạn bền cũng như giới hạn chạy tối đa của bu lông.

Ví dụ như: 8.8, 9.8, 10.9,…

Trong đó các con số này được hiểu như sau:

Số trước dấu chấm cho biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của bu lông (đơn vị tính là kgf/mm2)
Số sau dấu chấm thể hiện 1/10 giá trị tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu (đơn vị tính là %)

Kí hiệu bu lông

Theo thống kê trên thế giới, con bu lông hệ mét được sản xuất với các cấp từ 3.7 đến 14.9. Hiện nay, khi được ứng dụng vào thực tiễn ở các ngành công nghiệp cơ khí thì bu lông được sử dụng với các cấp phổ biến là 8.8, 10.9 và 12.9, các nhà sản xuất gọi đây là bu lông cấp độ cao.

Ngoài việc hiểu rõ về cách đọc ký hiệu bu lông, khi bạn tìm ký hiệu cấp bền trên đỉnh bu lông thì cần chú ý bu lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp độ bền khi chúng có kích thước từ M6 trở lên hoặc bu lông từ cấp bền 8.8 trở lên.

Trong trường hợp không có ký hiệu đánh dấu trên đầu bu lông thì nhà sản xuất sẽ đánh ký hiệu đặc biệt lên phụ kiện.

Cấp bền của bu lông tính theo hệ inch

Khác với cách đọc ký hiệu bu lông theo hệ mét, đối với bu lông hệ inch thì các ký hiệu này sẽ thể hiện bằng các vạch thẳng trên đầu bu lông.

Dựa vào số vạch bạn có thể xác định được bu lông thuộc cấp nào và đồng thời xác định được giới hạn chảy và giới hạn bền của con bu lông.

Cấp độ bền của bu lông theo hệ inch

Bu lông được chia theo hệ inch bao gồm 17 cấp, thông thường thì bu lông được đưa vào sản xuất, lắp đặt chỉ có 3 cấp phổ biến là 2,5 và 8. Trong một số ngành khác bạn cũng có thể thấy được cấp còn lại, chẳng hạn như ngành hàng không…

Tùy theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật mà bạn nên lựa chọn các loại bu lông có cấp bền với khả năng chịu lực cắt, nén, kéo phù hợp để đảm bảo tính an toàn, bền vững và tiết kiệm tối đa chi phí cho công trình.

#2 Bảng đặc tính cơ học bu lông

Cách đọc ký hiệu bu lông giúp bạn xác định và lựa chọn đúng phụ kiện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án, song song với đó việc dựa vào ký hiệu cấp độ bền của bu lông bạn có thể tra được các trị số khác nhau.

Dưới đây là bảng đặc tính cơ học của bu lông dựa theo TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1916 – 1995:

 

Tiêu chuẩn cho Bulong (Standard for bolts)

 

 

Vật liệu

(Material)

 

Cấp bền (Class)

Đặc tính cơ học (Mechanical properties)

 

Ký hiệu đầu Bulong (Head markings)

 

 

Ghi chú

Độ bền kéo đứt min

(Tensile Strength) Rm (N/mm2)

Giới hạn chảy (Yield strength)

 

Độ kéo giãn

(Elongation

A) (mm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DIN931/933 (GB5782/5783)

 

C20

 

4.6

 

400

 

240

   

 

C20

 

4.8

 

400

 

320

     

 

C30; C35

 

5.6

 

500

 

300

     

 

C30; C35

 

5.8

 

500

 

400

     

 

C35; C45

 

6.6

 

600

 

360

     

 

C35; C45

 

6.8

 

600

 

480

     

 

34Cr;

38CrA

 

8.8

 

D≤16: 800min D>16: 830min

 

640

 

12

   

 

40Mn2;

40Cr

 

10.9

 

1000

 

900

 

9

 

 

Alloy Steel

 

12.9

 

1200

 

1080

 

8

   

 

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Tán - Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/tan-dai-oc.GB

>>> 800+ Mã Sản Phẩm Lông Đền: https://mecsu.vn/san-pham/long-den.WR

>>> Đọc thêm:

Nắm rõ cách đọc ký hiệu bu lông sẽ có ích cho việc lựa chọn bu lông phù hợp với các dự án ứng dụng thực tiễn. Thông qua bài viết hy vọng bạn có thể hiểu được về cấp độ bền của bu lông đồng thời có thể tra được các trị số vật lý của bu lông cần dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn