[2022] Aptomat là gì? Cấu tạo & cách chọn aptomat

[2022] Aptomat là gì? Cấu tạo & cách chọn aptomat

Aptomat và cầu chì cùng có công dụng rất lớn trong việc sử dụng hệ thống điện và các thiết bị điện. Tuy nhiên khác với cầu chì, aptomat có những đặc điểm riêng của nó. Hôm nay Mescu sẽ giới thiệu cho anh em biết aptomat là gì, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó trong đời sống nhé.

Aptomat là gì?

Giống như cầu chì, Aptomat (viết tắt là CB) là một thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động. Chức năng chính của nó là bảo vệ khi mạch điện quá tải (đôi khi còn có thêm chức năng bảo vệ theo từ nhiệt, chống giật/rò).

Aptomat là gì

#1 Cấu tạo Aptomat

Hộp dập hồ quang

Có 2 loại thiết bị dập hồ quang: nửa kín và nửa hở. Trong đó, kiểu nửa kín thì đặt trong vỏ kín của aptomat, có lỗ thoát khí. Dòng điện giới hạn cắt không được lớn hơn 50KA. Kiểu hở thì dòng điện giới hạn cắt lớn hơn 50KA (hoặc hiệu điện thế thì lớn hơn 1000V).

Ngoài ra, có những tấm thép xếp thành lưới ngăn cách ở trong buồng dập hồ quang. Mục đích là chia nó thành nhiều đoạn ngắn để tối ưu khả năng dập tắt hồ quang.

Tiếp điểm Aptomat

Thường có 2 cấp tiếp điểm chính hoặc 3 cấp tiếp điểm phụ.

Khi mạch đóng, thứ tự đóng sẽ là: tiếp điểm hồ quang -> tiếp điểm phụ -> tiếp điểm chính. Khi cắt mạch, thứ tự mở tiếp điểm sẽ là: tiếp điểm chính -> tiếp điểm phụ -> tiếp điểm hồ quang.

Như vậy, dễ thấy hồ quang sẽ chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, còn tiếp điểm chính sẽ dùng để dẫn điện. Aptomat có thể tiếp điểm phụ để hồ quang không cháy lan làm hư hại tiếp điểm chính.

Cấu tạo aptomat

Cơ cấu truyền động

Có 2 cách: bằng tay và bằng cơ điện (ngoài ra còn có điều khiển động cơ bằng điện, khí nén)

Truyền động bằng tay được dùng với các aptomat có dòng điện định mức nhỏ hơn hoặc bằng 600A. Có thể dùng một tay dài phụ và áp dụng nguyên lý đòn bẩy để tăng lực điều khiển bằng tay.

Truyền động bằng cơ điện được dùng ở các aptomat có dòng điện lớn hơn, có thể lên đến 1.000A.

Móc bảo vệ Aptomat

Là phần từ bảo vệ thiết bị điện khi bị sụt áp hoặc dòng điện quá tải hay ngắn mạch.

Thường dùng hệ thống điện tử hoặc rơ le nhiệt làm móc bảo vệ, và đặt chúng nằm trong aptomat.

  • Kiểu điện từ: cuộn dây nối tiếp mạch chính, được quấn tiết diện lớn. Khi dòng điện quá tải, phần ứng bị hút và nóc sẽ dập đúng vào khớp rơi tự do. Điều này mở tiếp điểm CB. Anh em cũng có thể điều chỉnh trị số dòng điện tức thời.
  • Kiểu rơ le nhiệt: đơn giản hơn, kết cấu giống rơ le nhiệt gồm: phần từ phát nóng, mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở nhả khớp rơi tự do khiến tiếp điểm aptomat mở ra khi có sự cố. Nhược điểm là quán tính lớn nên không thực hiện ngắt nhanh dòng điện được.

Vì vậy, anh em nên sử dụng tổng hợp cả 2 loại trên để đảm bảo an toàn. Khi đó dung ở aptomat sẽ có dòng điện định mức lên tới 600A.

>>> Bạn có muốn biết: Rơ le là gì? Công dụng rơ le trong cuộc sống

#2 Nguyên lý hoạt động Aptomat

Bảng sơ đồ nguyên lý Aptomat cực đại

Sơ đồ dòng điện cực đại

Bình thường sau khi đóng điện, tiếp điểm đóng nhờ hai móc 2 và 3 khớp với nha và cùng một cụm tiếp điểm.

Khi bật ON aptomat, dòng điện định mức đi qua, nam châm 5 và phần ứng 4 không bị kích thích.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, nam châm điện 5 xuất hiện lực hút điện từ lớn hơn lực lò xo 6, khiến phần ứng bị hút về phí nam châm 5 làm bật nhảy móc 3 ra. Móc 5 tiếp tục được thả tự do, lò xo 1 thả lỏng. Kết quả toàn quá trình là các tiếp điểm trong aptomat được mở ra hết, và mạch điện bị ngắt.

Bảng sơ đồ nguyên lý Aptomat điện áp thấp

Sơ đồ cp điện áp thấp

Bật ON aptomat với điện áp định mức, nam châm điện 11 và phần ứng 11 bị hút nhau. Khi xảy ra sự cố sụt áp, nam châm 11 nhả phần ứng 10 ra, đẩy lò xo 9 lên trên, lò xò 9 lại kéo móc 8 lên thả móc 7 tự do. Lúc này, lò xo 1 được thả lỏng, toàn bộ các tiếp điểm mở ra, mạch điện ngắt.

#3 Thông số Aptomat cần biết

  • In: dòng điện định mức
  • Ir: phạm vi cho phép để dòng hoạt động được chỉnh. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
  • Icu: khả năng chịu đựng lớn nhất của dòng điện tại tiếp điểm trong 1 giây
  • Ue: Điện áp định mức
  • Ics: thể hiện khả năng cắt khi xảy ra sự cố của thiết bị trong thực tế, phụ thuộc vào công nghệ chế tạo của từng nhà sản xuất.
  • Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
  • AT: dòng điện tác động
  • AF: dòng điện khung. Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng thời điểm tác động khác nhau, lần lượt sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, AT = 250A.
  • Characteritic cuver: là đường cong thể hiện đặc tính bảo vệ của aptomat, quyết định vị trí của aptomat trong hệ thống điện.

Phân loại Aptomat chi tiết

#1 Theo cấu tạo

  • Aptomat dạng tép MCB: bảo vệ ngắn mạch và quá tải
  • Aptomat dạng khối MCCB: tương tự như trên

Phân loại aptomat theo cấu tạo

#2 Theo chức năng

  • Aptomat thường: MCB, MCCB
  • Aptomat chống rò: RCCB
  • Aptomat chống dòng rò dạng tép: RCBO
  • Aptomat chống dòng rò và bảo vệ dạng khối

Phân loại aptomat theo chức năng

#3 Theo số pha

  • Aptomat 1 pha: 1 cực
  • Aptomat 1 pha + trung tính: 2 cực
  • Aptomat 2 pha: 2 cực
  • Aptomat 3 pha: 3 cực
  • Aptomat 3 pha + trung tính: 4 cực
  • Aptomat 4 pha: 4 cực

Phân loại aptomat theo số pha

#4 Dòng cắt ngắn mạch

  • Dòng cắt thấp: dùng trong dân dụng
  • Dòng cắt tiêu chuẩn: dùng trong công nghiệp
  • Dòng cắt cao: dùng trong công nghiệp và ứng dụng đặc biệt

Phân loại aptomat theo dòng cắt

#5 Phân theo khả năng chỉnh dòng

  • Aptomat không đổi dòng định mức
  • Aptomat chỉnh được dòng định mức

Phân loại aptomat theo khả năng chỉnh dòng

Nên chọn Aptomat loại tốt nhất?

[caption id="attachment_4948" align="aligncenter" width="695"]Aptomat dạng tép Mitsubishi MCB - Aptomat dạng tép Mitsubishi[/caption][caption id="attachment_4949" align="aligncenter" width="695"]Aptomat dạng khối Mitsubishi MCCB - Aptomat dạng khối Mitsubishi[/caption][caption id="attachment_4950" align="aligncenter" width="694"]Aptomat dạng tép LS MCB - Aptomat dạng tép LS[/caption][caption id="attachment_4951" align="aligncenter" width="695"]Aptomat dạng khối LS MCCB - Aptomat dạng khối LS[/caption][caption id="attachment_4952" align="aligncenter" width="695"]Aptomat dạng tép Schneider ACTI9 MCB - Aptomat dạng tép Schneider[/caption][caption id="attachment_4953" align="aligncenter" width="695"]Aptomat dạng khối Schneider MCCB - Aptomat dạng khối Schneider[/caption]

>>> Khái niệm phải biết cho anh em kỹ thuật:

Trên đây là một số thông tin về aptomat. Hy vọng Mescu đã giúp ích được anh em trong việc tìm hiểu thông tin nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

NHANH

NHANH

Vì Đổi mới liên tục nên Nhanh hơn

ĐÚNG

ĐÚNG

Coi trọng và ưu tiên việc làm Đúng

ĐỦ

ĐỦ

Tìm và mua Đủ Đơn hàng hơn

KỊP THỜI

KỊP THỜI

Hiệu suất tối ưu bởi Kịp Thời hơn